Danh hiệu học sinh tiêu biểu và học sinh xuất sắc hay học sinh tiên tiến đều là những danh hiệu khen thưởng học sinh. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy cùng tham khảo bài viết sau.
Học sinh tiêu biểu và học sinh xuất sắc danh hiệu nào cao hơn?
Điều kiện xếp loại Học sinh tiêu biểu, học sinh xuất sắc các cấp
Cấp Tiểu học
Theo Điều 2 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, lộ trình thay đổi cách đánh giá học sinh tiểu học được thực hiện kể từ năm học 2020-2021. Tính đến năm học 2023-2024, lớp 1, 2, 3, 4 đã được áp dụng lộ trình này. Riêng lớp 5 vẫn được xếp loại danh hiệu dựa trên Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT.
Tuy nhiên nhìn chung cả 02 Thông tư đều không có sự thay đổi về điều kiện xếp loại, cụ thể như sau:
Danh hiệu Học sinh Xuất sắc | Danh hiệu Học sinh Tiêu biểu |
- Kết quả giáo dục: Hoàn thành xuất sắc, cụ thể: + Kết quả học tập: Hoàn thành Tốt; + Các phẩm chất, năng lực: Tốt; + Bài kiểm tra định kì cuối năm của các môn: Trên 9 điểm. | - Kết quả giáo dục: Hoàn thành tốt, cụ thể: + Kết quả học tập: Hoàn thành Tốt; + Các phẩm chất, năng lực: Tốt; + Bài kiểm tra định kỳ cuối năm của các môn: Trên 7 điểm. + Có tối thiểu 01 môn học có thành tích xuất sắc; hoặc học sinh có tiến bộ một cách rõ rệt tối thiểu 01 phẩm chất, năng lực nào đó; + Được cả tập thể lớp công nhận. |
Cấp Trung học cơ sở
Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT ban hành Quy định đánh giá học sinh cấp trung học có hiệu lực với nhóm lớp 6,7,8 trong năm học 2023-2024. Lớp 9 vẫn được xếp loại danh hiệu dựa trên Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, cụ thể được quy định như sau:
Lớp | Danh hiệu Học sinh Xuất sắc | Danh hiệu Học sinh Tiêu biểu |
Lớp 6,7,8 | - Kết quả học tập: Tốt; - Kết quả rèn luyện: Tốt; - Điểm trung bình của ít nhất 06 môn học: Trên 9 điểm (Điều 15 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT) | Đối với cấp THCS, không có cơ chế khen thưởng danh hiệu Học sinh Tiêu biểu dành cho học sinh cấp THCS, thay vào đó là danh hiệu Học sinh Giỏi. Điều kiện xếp loại như sau: - Kết quả rèn luyện: Tốt - Kết quả học tập: Tốt |
Lớp 9 | Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT chưa có cơ chế khen thưởng danh hiệu Học sinh Xuất sắc dành cho học sinh cấp THCS | Tương tự lớp 6,7,8 thì lớp 9 cũng không xét danh hiệu Học sinh tiêu biểu, thay vào đó là Học sinh Giỏi khi đáp ứng các điều kiện tại Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, sđ bởi Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT: - ĐTB tất cả môn học: Trên 8 điểm - ĐTB của 01 trong 03 môn Toán, Ngữ Văn, Ngoại Ngữ: Trên 8 điểm - Đối với học sinh trường chuyên: ĐTB môn chuyên trên 08 điểm - ĐTM các môn học không có môn nào dưới 6,5 điểm; - Các môn học đánh giá bằng nhận xét: Loại Đ (Đạt) |
Cấp Trung học phổ thông
Tương tự như học sinh cấp THCS, học sinh cấp THPT cũng được đánh giá dựa trên các điều kiện tại Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT và Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT
Lớp | Danh hiệu Học sinh Xuất sắc | Danh hiệu Học sinh Tiêu biểu |
Lớp 10, 11 | - Kết quả học tập: Tốt - Kết quả rèn luyện: Tốt - Điểm trung bình của ít nhất 06 môn học: Trên 9 điểm. (Điều 15 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT) | Không có danh hiệu Học sinh Tiêu biểu Điều kiện xếp loại Học sinh Giỏi như sau: - Kết quả rèn luyện: Tốt - Kết quả học tập: Tốt |
Lớp 12 | Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT chưa có cơ chế khen thưởng danh hiệu Học sinh Xuất sắc dành cho học sinh cấp THCS | Không có danh hiệu Học sinh Tiêu biểu. Học sinh THPT được xếp loại Học sinh Giỏi khi đáp ứng các điều kiện tại Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, sđ bởi Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT: - ĐTB tất cả môn học: Trên 8 điểm - ĐTB của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ Văn, Ngoại Ngữ: Trên 08 điểm - Đối với học sinh trường chuyên: ĐTB môn chuyên trên 08 điểm - ĐTM các môn học không có môn nào dưới 6,5 điểm; - Các môn học đánh giá bằng nhận xét: Loại Đ (Đạt) |
Điều kiện xếp loại học sinh tiêu biểu và học sinh xuất sắc
Học sinh tiêu biểu và học sinh xuất sắc danh hiệu nào cao hơn?
Dựa vào bảng phân tích ở trên, danh hiệu học sinh tiêu biểu và học sinh xuất sắc chỉ được áp dụng tại cấp tiểu học (tức học sinh lớp 1, 2, 3, 4, 5).
Theo so sánh, có thể thấy các tiêu chí đánh giá và xếp loại danh hiệu học sinh xuất sắc đều cần đáp ứng điều kiện cao hơn học sinh Tiêu biểu, trong đó có tiêu chí kết quả học tập (Kết quả giáo dục).
Điểm a Khoản 2 Điều 9 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, kết quả giáo dục ở mức độ hoàn thành tốt áp dụng cho các học sinh chưa đạt được mức hoàn thành xuất sắc (tiêu chí của danh hiệu học sinh xuất sắc). Do đó, danh hiệu học sinh xuất sắc cao hơn danh hiệu học sinh tiêu biểu.
Học sinh tiêu biểu và học sinh tiên tiến khác nhau như thế nào?
Học sinh tiêu biểu là gì? Học sinh tiêu biểu là học sinh giỏi hay học sinh tiên tiến
Danh hiệu học sinh tiêu biểu được quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 13 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT là danh hiệu dành cho học sinh tiểu học có kết quả giáo dục ở mức độ Hoàn thành tốt.
Điều kiện để xếp loại danh hiệu Học sinh Tiêu biểu cụ thể như sau:
- Kết quả học tập: Hoàn thành Tốt;
- Các phẩm chất, năng lực: Tốt;
- Bài kiểm tra định kì cuối năm của các môn: trên 7 điểm.
- Có tối thiểu 01 môn học có thành tích xuất sắc; hoặc học sinh có tiến bộ một cách rõ rệt tối thiểu 01 phẩm chất, năng lực nào đó;
- Được cả tập thể lớp công nhận.
Trước đây, danh hiệu học sinh Giỏi được trao cho những học sinh được xếp hạnh kiểm loại Thực hiện đầy đủ (Đ) đồng thời học lực trung bình cả năm đối với các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét đạt loại Giỏi (học lực môn đạt điểm 09, điểm 10) và đối với môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Hoàn thành.
Còn danh hiệu học sinh tiên tiến cho những học sinh được xếp hạnh kiểm loại Thực hiện đầy đủ (Đ) đồng thời học lực trung bình cả năm đối với các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét đạt loại Khá trở lên (học lực môn đạt điểm 7, điểm 8) và đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Hoàn thành.
Theo đó, những tiêu chí đánh giá học sinh tiêu biểu và học sinh giỏi, học sinh tiên tiến là khác nhau nên không thể kết luận học sinh tiêu biểu là học sinh giỏi hay học sinh tiên tiến.
Phân biệt học sinh tiêu biểu và học sinh tiên tiến
Chính thức bãi bỏ danh hiệu “Học sinh tiên tiến”
Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định về việc đánh giá học sinh cấp tiểu học có hiệu lực từ ngày 20/10/2020. Từ năm học 2020-2021, lần lượt các lớp 1, 2, 3, 4, 5 sẽ áp dụng quy định đánh giá danh hiệu mới.
Tại Điều 13 Thông tư này, quy định khen thưởng chỉ bao gồm danh hiệu Học sinh Xuất sắc và Học sinh Tiêu biểu, không còn danh hiệu Học sinh Tiên tiến.
Đối với cấp THCS và cấp THPT, tại Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 05/9/2021, cơ chế khen thưởng chỉ bao gồm danh hiệu Học sinh Xuất sắc và học sinh Giỏi, cũng không còn danh hiệu học sinh Tiên tiến.
Như vậy, từ năm học 2024-2025, sẽ không còn danh hiệu học sinh tiên tiến.
Trên đây là các điều kiện xếp loại danh hiệu dành cho học sinh tiêu biểu và học sinh xuất sắc và phân biệt học sinh tiêu biểu và học sinh tiên tiến. Nếu còn thắc mắc gì liên quan đến vấn đề xếp loại danh hiệu, vui lòng gọi đến hotline 19006192 để được hỗ trợ.