hieuluat
Chia sẻ email

Học sinh tiểu học có ở lại lớp không? Được thi lại mấy lần?

Học sinh tiểu học có ở lại lớp không? Học sinh tiểu học thi được mấy điểm thì bị ở lại lớp? Cùng chúng tôi tìm hiểu bằng bài viết này nhé.

Mục lục bài viết
  • Học sinh tiểu học có ở lại lớp hay không? 
  • Học sinh tiểu học mấy điểm bị ở lại lớp?
  • Học sinh tiểu học được thi lại mấy lần?
Câu hỏi: Con tôi đang học tiểu học, tuy nhiên bé không tiếp thu tốt và có kết quả thi cử khá thấp. Tôi muốn hỏi liệu con tôi có phải ở lại lớp hay không? Học tiểu học thì thi mấy điểm thì phải ở lại lớp?

Học sinh tiểu học có ở lại lớp hay không? 

Học sinh tiểu học có ở lại lớp hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 11 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT có quy định về việc xét hoàn thành chương trình lớp học đối với học sinh tiểu học như sau:

Xét hoàn thành chương trình lớp học, hoàn thành chương trình tiểu học

1. Xét hoàn thành chương trình lớp học:

a) Học sinh được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học là những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục ở một trong ba mức: Hoàn thành xuất sắc, Hoàn thành tốt, Hoàn thành.

b) Đối với học sinh chưa được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học, giáo viên lập kế hoạch, hướng dẫn, giúp đỡ; đánh giá bổ sung để xét hoàn thành chương trình lớp học.

c) Đối với học sinh đã được hướng dẫn, giúp đỡ mà vẫn chưa đủ điều kiện hoàn thành chương trình lớp học, tùy theo mức độ chưa hoàn thành ở các môn học, hoạt động giáo dục, mức độ hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực, giáo viên lập danh sách báo cáo hiệu trưởng để tổ chức kiểm tra, đánh giá và xem xét, quyết định việc được lên lớp hoặc chưa được lên lớp.”

Theo đó, trường hợp học sinh tiểu học được đánh giá kết quả giáo dục ở mức không hoàn thành thì có thể phải ở lại lớp. Tuy nhiên, để xác định học sinh tiểu học được lên lớp hay ở lại lớp thì phải trải qua các bước sau:

  • Giáo viên khi xét thấy có học sinh chưa được xác nhận hoàn thành chương trình, thì giáo viên này phải lập kế hoạch để giúp đỡ và hướng dẫn học sinh;

  • Sau khi được giáo viên hướng dẫn và giúp đỡ, nếu học sinh đủ điều kiện thì có thể được đánh giá bổ sung để xét hoàn thành chương trình lớp học.

  • Trường hợp, học sinh đã được giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ những vẫn chưa đủ điều kiện xét ở mức hoàn thành chương trình lớp học. Thì giáo viên lập danh sách báo cáo cho Hiệu trưởng dựa mức độ chưa hoàn thành ở các môn học, hoạt động giáo dục, mức độ hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực.

Sau đó, Hiệu trưởng sẽ tổ chức kiểm tra, xem xét và cũng là người quyết định việc được lên lớp hoặc chưa được lên lớp đối với một học sinh tiểu học.

Lưu ý: Riêng đối với lớp 5 trong năm học 2023-2024 vẫn áp dụng những quy định đánh giá tại Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT. Từ năm học 2024-2025 trở đi thì tất cả các lớp học thuộc cấp bậc tiểu học sẽ áp dụng những quy định đánh giá tại Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT. Tuy nhiên những quy định liên quan đến việc ở lại lớp tại Thông tư Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT có sự tương tự với Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT

Học sinh tiểu học mấy điểm bị ở lại lớp?

Căn cứ nội dung đã phân tích nêu trên học sinh tiểu học có thể bị ở lại lớp khi thuộc trường hợp có kết quả giáo dục ở mức không hoàn thành.

Đồng thời, căn cứ các mức độ đánh giá kết quả giáo dục đối với học sinh tiểu học được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 9 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT như sau:

Tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục

2. Cuối năm học, căn cứ vào quá trình tổng hợp kết quả đánh giá về học tập từng môn học, hoạt động giáo dục và từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi, giáo viên chủ nhiệm thực hiện:

a) Đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo bốn mức:

- Hoàn thành xuất sắc: Những học sinh có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học của các môn học đạt 9 điểm trở lên;

- Hoàn thành tốt: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 7 điểm trở lên;

- Hoàn thành: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc và Hoàn thành tốt, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt hoặc Hoàn thành; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt hoặc Đạt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 5 điểm trở lên;

- Chưa hoàn thành: Những học sinh không thuộc các đối tượng trên.”

Như vậy, căn cứ các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành đối với kết quả giáo dục nêu trên, thì học sinh tiểu học bị đánh giá chưa hoàn thành đối với kết quả giáo dục khi thuộc một trong những trường hợp sau:

- Học sinh có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục ở mức chưa hoàn thành. Tức là chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục (căn cứ điểm a khoản 1 Điều 7 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT)

- Có các phẩm chất, năng lực ở mức cần cố gắng. Tức là chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ (căn cứ khoản 2 Điều 7 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT)

- Kết quả bài kiểm tra định kỳ cuối năm học của một trong những môn học đạt dưới 5 điểm;

Tóm lại khi xét về kết quả học tập và điểm số, nếu học sinh tiểu học có đánh giá các môn học ở mức chưa hoàn thành hoặc kết quả bài kiểm tra định kỳ cuối năm học đối với một hoặc nhiều môn là dưới 5 điểm, thì được đánh giá kết quả giáo dục ở mức chưa hoàn thành và có thể phải ở lại lớp.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý, học sinh tiểu học trong quá trình học tập có điểm số thấp vẫn có thể được lên lớp sau khi được giáo viên kiểm tra đánh giá bổ sung hoặc theo quyết định của Hiệu trưởng nhà trường sau khi kiểm tra, xem xét.

Học sinh tiểu học được thi lại mấy lần?

Học sinh tiểu học được thi lại mấy lần?

Học sinh tiểu học được thi lại mấy lần?

Trước đây tại khoản 3 Điều 11 quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 32/2009/TT-BGDĐT có quy định một học sinh tiểu học được bồi dưỡng và kiểm tra lại nhiều nhất là 3 lần đối với 1 môn học vào thời điểm cuối năm học hoặc sau hè.

Hiện nay, quy định về việc đánh giá học sinh tiểu học được thực hiện theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT và Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT (đối với lớp 5 trong năm học 2023-2024). Tuy nhiên các quy định mới này không có quy định nào đề cập đến số lần thi lại đối với học sinh tiểu học.

Bên cạnh đó, dựa trên cách thức xác định học sinh ở lại lớp đã phân tích ở phần nêu trên thì có thể thấy học sinh tiểu học có thể trải qua những lần đánh giá, kiểm tra lại khi:

- Sau khi được giáo viên hướng dẫn và giúp đỡ. Nếu học sinh có kết quả kiểm tra lại tốt và đủ điều kiện thì có thể xét hoàn thành chương trình lớp học.

- Học sinh đã được giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ những vẫn chưa đủ điều kiện xét ở mức hoàn thành chương trình lớp học. Thì Hiệu trưởng sẽ tổ chức kiểm tra, xét xét và quyết định việc được lên lớp hoặc chưa được lên lớp.

Có thể thấy trong hai giai đoạn nêu trên thì pháp luật hiện nay nêu cụ thể về số lần kiểm tra lại, thi lại đối với học sinh tiểu học. Để quyết định học sinh được lên lớp hay chưa được lên lớp, thì giáo viên và lãnh đạo các cơ sở giáo dục sẽ tự quyết định số lần kiểm tra lại đối với học sinh phù hợp với quy định hiện hành.

Trên đây là thông tin liên quan đến học sinh tiểu học có ở lại lớp không?. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X