Hội thẩm nhân dân đóng vai trò khá quan trọng trong việc đưa ra quyết định tại các phiên tòa. Cụ thể, hội thẩm nhân dân gồm những ai, cần điều kiện gì để trở thành Hội thẩm nhân dân? Cùng theo dõi bài viết sau.
Hội thẩm nhân dân gồm những ai?
Hội thẩm nhân dân bao gồm hai bộ phận theo lĩnh vực dân sự và hình sự như sau:
Hội thẩm nhân dân gồm những ai?
Thứ nhất, theo Điều 63 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Hội thẩm nhân dân tham gia vụ án dân sự bao gồm:
- Trong trường hợp vụ án liên quan đến đương sự là người chưa thành niên, thì cần phải có Hội thẩm nhân dân gồm những người đã hoặc đang hoạt động trong Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, hoặc cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em.
- Đối với vụ án liên quan đến lao động, thì cần phải có Hội thẩm nhân dân gồm những người đã/ đang làm việc trong tổ chức đại diện cho tập thể lao động/ là những người có kiến thức về pháp luật lao động.
Thứ hai, theo theo Khoản 1 Điều 423 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thì Hội thẩm nhân dân đối với bị cáo dưới 18 tuổi được quy định như sau:
Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên hoặc người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi.
Điều kiện trở thành Hội thẩm nhân dân
Vì là một thành phần quan trọng khi xét xử vụ án, cho nên để trở thành Hội thẩm nhân dân thì phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Căn cứ Điều 85 Luật Tổ chức toà án nhân dân 2014, tiêu chuẩn của Hội thẩm nhân dân bao gồm:
- Là công dân của Việt Nam, phải trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Việt Nam.
- Phải có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, và uy tín trong cộng đồng dân cư.
- Có tinh thần dũng cảm và kiên quyết để bảo vệ công lý, tính liêm khiết và trung thực.
- Phải có kiến thức về pháp luật: Có hiểu biết về các quy định, nguyên tắc pháp lý cũng như quy trình và quyền lợi của công dân trong hệ thống pháp luật.
- Cần có hiểu biết về xã hội: Nhận thức được các vấn đề, tình hình xã hội, và vai trò của các bộ phận trong xã hội.
- Phải có sức khỏe đủ tốt: Để đảm bảo có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đặc biệt là trong các hoạt động pháp luật và xã hội.
Hội thẩm nhân dân do ai bầu?
Hội thẩm nhân dân là những cá nhân được bầu hoặc cử theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Hội thẩm nhân dân do ai bầu?
Theo Khoản 2 Điều 7 Luật Tổ chức toà án nhân dân 2014:
Chế độ bầu Hội thẩm nhân dân được thực hiện đối với Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương. Chế độ cử Hội thẩm quân nhân được thực hiện đối với Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực.
Theo đó, Hội thẩm nhân dân do Tòa án nhân dân tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện/ quận thuộc tỉnh và tương đương đề xuất nhu cầu và Hội đồng nhân dân bầu ra theo quy định (Khoản 1 Điều 86 Luật Tổ chức toà án nhân dân 2014).
Nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân tương ứng với nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân đã bầu ra Hội thẩm.
Trong quá trình xét xử, Hội thẩm nhân dân có quyền và độc lập, tương đương với Thẩm phán, và chỉ tuân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Hội thẩm nhân dân có chức năng gì?
Hội thẩm nhân dân đóng vai trò là người đại diện cho cộng đồng tham gia trong phiên tòa để giám sát quá trình xét xử của Tòa án. Chức năng của họ là đảm bảo rằng quá trình xét xử diễn ra đúng theo đường lối, chính sách và pháp luật, nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của những bên có liên quan trong vụ án.
Ngoài ra, Hội thẩm nhân dân đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xét xử, đặc biệt là ở cấp sơ thẩm. Theo quy định của pháp luật tố tụng, thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm bao gồm 01 Thẩm phán và 02 Hội thẩm. Tuy nhiên, nếu vụ án có tính chất phức tạp/ nghiêm trọng, thì Hội đồng xét xử có thể gồm 02 Thẩm phán và 03 Hội thẩm để đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong quá trình xét xử.
Như vậy, Hội thẩm nhân dân chiếm đa số trong Hội đồng xét xử (2/3 hoặc 3/5), và trong các quyết định xét xử, Hội thẩm nhân dân có quyền ngang bằng với Thẩm phán. Do đó, trong trường hợp ý kiến biểu quyết của các thành viên trong Hội thẩm nhân dân đồng nhất và khác với ý kiến của Thẩm phán, quyết định của Hội đồng xét xử sẽ phải tuân theo ý kiến của Hội thẩm nhân dân (theo nguyên tắc đa số).
Trên đây là giải đáp về vấn đề Hội thẩm nhân dân gồm những ai. Nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số tổng đài 19006192 để nhận được sự hỗ trợ hiệu quả nhất.Gọi ngay cho các chuyên viên pháp lý của chúng tôi theo số 19006192 để được giải đáp, hỗ trợ nếu có vướng mắc về các quy định của pháp luật