Có nhiều quan điểm cho rằng hình thức hợp đồng EC sẽ là giải pháp giải quyết các vấn đề về tiến độ và chất lượng của dự án đầu tư xây dựng. Vậy hợp đồng EC là gì? Để ký kết hợp đồng EC phải dựa trên các căn cứ nào?
Hợp đồng EC là gì? Lợi ích khi áp dụng hợp đồng EC
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 3 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP thì hợp đồng EC (hay còn gọi là hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình) là hợp đồng được áp dụng để thực hiện việc thiết kế và thi công xây dựng công trình và hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình được hiểu là hợp đồng thiết kế và thi công tất cả các công trình của dự án đầu tư xây dựng.
Hợp đồng EC là gì?
Việc áp dụng theo hình thức hợp đồng EC mang lại một số lợi ích như sau:
- Hình thức hợp đồng có được sự tập trung trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện cả hai khâu quan trọng trong dự án là thiết kế và thi công xây dựng.
- Cũng bởi có tổ chức quản trị điều hành xuyên suốt dự án từ giai đoạn thiết kế kỹ thuật cho đến triển khai thi công và xử lý các sự số của tổng thầu EC mà các giai đoạn được phối hợp nhịp nhàng, khoa học, tối ưu hoá hiệu quả thực hiện dự án, đồng thời đảm bảo công tác thiết kế và thi công phải phù hợp với nhau. Chính vì vậy mà việc quản lý dự án của chủ đầu tư cũng được giảm tải đáng kể.
- Vì chỉ có một đơn vị đảm nhận của thiết kế và thi công, do đó các nội dung quản lý dự án sẽ tập trung về một đầu mối, hạn chế được việc đùn đẩy trách nhiệm, khiếu nại lẫn nhau giữa các nhà thầu phụ trách thiết kế và nhà thầu phụ trách thi công.
- Hợp đồng EC giúp xác định rõ trách nhiệm của nhà thầu xuyên suốt trong quá trình thực hiện dự án, về chất lượng, tiến độ,... đồng thời cũng rút ngắn được thời gian để chuẩn bị đầu tư khi lựa chọn nhà thầu, chỉ cần thực hiện 1 lần.
Các căn cứ để ký kết hợp đồng EC
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, các căn cứ để ký kết hợp đồng EC bao gồm:
- Yêu cầu công việc cần thực hiện được thống nhất giữa các bên;
- Kết quả lựa chọn nhà thầu; Kết quả thương thảo hợp đồng, hoàn thiện hợp đồng giữa các bên;
- Các căn cứ pháp lý được áp dụng có liên quan đến hợp đồng.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của dự án hoặc thiết kế FEED đã đã duyệt.
Theo đó, tổng thầu QC sẽ là bên ký kết hợp đồng với chủ đầu tư và chịu trách nhiệm một cách toàn diện đối với các giai đoạn trong khi thực hiện dự án, kể từ khi thiết kế kỹ thuật đến thi công, hoàn thiện, đồng thời đảm bảo về mặt chất lượng, tiến độ đã đề ra của dự án được phê duyệt.
Mức tạm ứng tối thiểu và tối đa trong hợp đồng EC
Mức tạm ứng tối thiểu và tối đa trong hợp đồng EC được quy định cụ thể tại khoản 5 Điều 18 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 35/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Mức tạm ứng hợp đồng EC không được vượt quá 30% giá trị hợp đồng (tính tại thời điểm ký kết), bao gồm cả dự phòng (nếu có). Trong trường hợp cần tạm ứng mức cao hơn thì phải được người quyết định đầu tư chấp thuận. Đối với các dự án mà Thủ tướng là người quyết định đầu tư thì người có thẩm quyền quyết định mức tạm ứng hợp đồng EC cao hơn là Bộ trưởng, Thủ trưởng của cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
Mức tạm ứng tối thiểu đối với hợp đồng EC là 10% giá trị hợp đồng.
Như vậy, mức tạm ứng trong hợp đồng EC tối thiểu là 10% giá trị hợp đồng và tối đa là 30% giá trị hợp đồng. Trong trường hợp tạm ứng mức cao hơn 30% giá trị hợp đồng thi phải được người quyết định đầu tư chấp thuận hoặc người có thẩm quyền theo quy định nêu trên.
Mức tạm ứng tối thiểu và tối đa trong hợp đồng EC
Xác định giá gói thầu trong hợp đồng EC thế nào?
Căn cứ theo khoản 14 Điều 4 và Điều 65 Luật Đấu thầu 2023 thì giá hợp đồng là giá trị được ghi trong hợp đồng, dùng làm căn cứ tạm ứng, thanh toán, quyết toán và thanh lý hợp đồng. Đồng thời, hợp đồng được ký kết phải phù hợp với nội dung của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu và hồ sơ đề xuất, kết quả thương thảo và quyết định phê duyệt lựa chọn nhà thầu.
Do đó, giá gói thầu trong hợp đồng EC sẽ được xác định dựa trên giá trúng thầu trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Nếu có bổ sung thêm khối lượng công việc ngoài các hồ sơ nêu trên thì phải đảm bảo rằng giá hợp đồng không vượt quá giá của gói thầu hoặc dự toán đã được phê duyệt.
Ngoài ra, theo điểm a khoản 2 Điều 39 Luật Đấu thầu 2023, giá gói thầu được xác định là giá trị gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu, bao gồm toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả các chi phí dự phòng, lệ phí, thuế,...
Trên đây là những thông tin về hợp đồng EC là gì. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ đến tổng đài: 19006192 để được hỗ trợ nhanh chóng.