hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 25/12/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Hợp đồng FIDIC: Những nội dung quan trọng cần biết

Hợp đồng FIDIC là gì? Phân loại hợp đồng FIDIC mới nhất. Lựa chọn loại hợp đồng FIDIC như thế nào cho phù hợp? Cùng tìm hiểu những vấn đề này qua bài viết sau.

Mục lục bài viết
  • Hợp đồng FIDIC là gì?
  • Phân loại hợp đồng FIDIC mới nhất
  • Lựa chọn loại hợp đồng FIDIC như thế nào cho phù hợp?

Hợp đồng FIDIC là gì?

Hợp đồng FIDIC là gì?

Hợp đồng FIDIC là gì?

FIDIC (Fédération Internationale des Ingénieurs - Conseils) là hợp đồng do Hiệp Quốc Tế Các Kỹ Sư Tư Vấn soạn thảo. Đây là một tổ chức xã hội nghề nghiệp của các kỹ sư tư vấn trên toàn thế giới được thành lập năm 1913.

Hợp đồng FIDIC được sử dụng cho những dự án đầu tư quốc tế quy mô lớn nhỏ, mà các bên tham gia đầu tư dự án có thể có các quốc tịch, ngôn ngữ khác nhau và đến từ các khu vực pháp lý khác nhau.

Phân loại hợp đồng FIDIC mới nhất

Phân loại hợp đồng FIDIC mới nhất

Phân loại hợp đồng FIDIC mới nhất

Hiện nay, mẫu hợp đồng FIDIC được phân biệt bởi màu sắc khác nhau như sau:

Các mẫu hợp đồng FIDIC hay được sử dụng được phân loại như sau:

Cuốn Màu Xanh lá: Dành cho dự án có chi phí thấp hoặc nhanh chóng, tiếp cận dễ dàng

Cuốn Màu Đỏ: Dành cho dự án cổ điển do Chủ đầu tư thiết kế

Cuốn Màu Hồng: Dành cho dự án cổ điển do Chủ đầu tư thiết kế nhưng được các ngân hàng phát triển tài trợ

Cuốn Màu Vàng: Dành cho dự án cổ điển do Nhà thầu thiết kế

Cuốn Màu Cam: Dành cho dự án thiết kế - xây dựng và chìa khóa trao tay.

Cuốn Màu Bạc: Dành cho dự án chìa khóa trao tay/EPC

Cuốn Màu xanh: Dành cho dự án liên quan đến công việc nạo vét, cải tạo và xây dựng phụ trợ

Cuốn Màu Trắng: Dành để chỉ định nhà tư vấn cung cấp dịch vụ cho chủ đầu tư

Lựa chọn loại hợp đồng FIDIC như thế nào cho phù hợp?

Việc lựa chọn mẫu phù thuộc vào loại dự án, cụ thể như sau:

1. Cuốn Màu Xanh Lá: Dành cho dự án có chi phí thấp hoặc nhanh chóng, tiếp cận dễ dàng

Mẫu này được lựa chọn sử dụng khi việc xây dựng, kỹ thuật của dự án có giá trị nhỏ hoặc thi công xây dựng trong thời gian ngắn. Mẫu này có thể áp dụng cho các hợp đồng có giá trị dưới 500.000 USD hoặc thời gian xây dựng dưới 6 tháng. Cuốn Màu Xanh Lá cũng được cho là phù hợp cho các công việc đơn giản hoặc được lặp đi lặp lại.

Thông thường đối với mẫu này thì Nhà thầu được yêu cầu thi công công trình phù hợp với thiết kế mà không quan tâm việc thiết kế đó do Chủ đầu tư hoặc Nhà thầu cung cấp.

Khi sử dụng mẫu hợp đồng này thì sẽ không có việc thanh toán hàng tháng  hoặc đánh giá hàng tháng.

2. Cuốn Màu Đỏ: Dành cho dự án cổ điển do Chủ đầu tư thiết kế (Hợp đồng xây dựng)

Cuốn Màu Đỏ được khuyến cáo sử dụng cho hợp đồng xây dựng hoặc các công việc kỹ thuật mà chủ đầu tư chịu trách nhiệm hầu như hoàn toàn cho phần thiết kế. Thực tế Cuốn Màu Đỏ được sử dụng nhiều nhất cho hợp đồng xây dựng trên toàn thế giới trong trường hợp hầu hết công việc được thiết kế bởi chủ đầu tư.

Cuốn Màu Đỏ là khoản thanh toán được thực hiện phù hợp với biểu khối lượng mặc dù khoản thanh toán có thể được thực hiện trên cơ sở trọn gói cho các hạng mục công việc.

Cuốn Màu Đỏ sẽ do kỹ sư quản lý thay vì Nhà thầu, Chủ đầu tư. Kỹ sư sẽ chịu trách nhiệm giám sát thi công xây dựng công việc và xác nhận thanh toán.

3. Cuốn Màu Hồng: Dành cho dự án cổ điển do Chủ đầu tư thiết kế nhưng được các ngân hàng phát triển tài trợ

Cuốn Màu Hồng được xem là tác phẩm phái sinh của Cuốn Màu Đỏ. Cuốn Màu Hồng được soạn thảo để sử dụng cho các dự án do các ngân hàng phát triển tài trợ vốn chẳng hạn như Ngân Hàng Thế Giới khi Cuốn Màu Đỏ có thể đã được sử dụng theo một cách khác.

Lưu ý khi dự án được tài trợ bởi Ngân Hàng Thế Giới mà chủ đầu tư không chịu trách nhiệm trong việc thiết kế, thì sẽ không sử dụng Cuốn Màu Hồng.

4. Cuốn Màu Vàng: Dành cho dự án cổ điển do Nhà thầu thiết kế (Hợp đồng thiết kế - thi công)

Hợp đồng này được khuyến cáo sử dụng dối với những dự án mà Nhà thầu thực hiện phần lớn công việc thiết kế. Cuốn Màu Vàng thường được sử dụng cho các Dự án/công trình xây dựng, kỹ thuật.

Cuốn Màu Vàng là loại hợp đồng trọn gói với các khoản thanh toán được thực hiện nếu đạt được những mốc hoàn thành quan trọng dựa trên chứng nhận của kỹ sư đưa ra. Do vậy Nhà thầu chịu sự phụ thuộc

vào việc hoàn thành những nghĩa vụ theo tiến độ để hoàn thiện dự án.

5. Cuốn Màu Cam: Dành cho dự án thiết kế - xây dựng và chìa khóa trao tay

Nhà thầu phải chịu trách nhiệm thực hiện gần như toàn bộ.

Người tư vấn trong hợp đồng này sẽ có vai trò quản lý hợp đồng, giám sát công việc lắp dựng, sản xuất tại công trường hoặc các công việc xây dựng, xác lập việc thanh toán.

6. Cuốn Màu Bạc: Dành cho dự án chìa khóa trao tay/EPC

Cuốn Màu Bạc được sử dụng cho việc sử dụng vào các Dự án EPC. Là những dự án yêu cầu Nhà thầu thiết kế và thực hiện dự án cung cấp đầy đủ tiện ích cho Chủ đầu tư và các tiện ích này đã sẵn sàng hoạt động vào lúc mở khóa, yêu cầu Nhà thầu phải chịu trách nhiệm cao hơn trong việc thiết kế và thi công Dự án.

Khi sử dụng mẫu này các thông tin chi tiết về giá, ngày hoàn thành được xem là ưu tiên hàng đầu. Nó cho phép Chủ đầu tư có ưu thế hơn về chi phí so với Nhà thầu khi họ phải chấp nhận chịu rủi ro về chi phí và thời gian nhiều hơn so với Cuốn Màu Vàng.

Cuốn màu bạc cũng được sử dụng cho những Dự án được tài trợ vốn riêng rẽ - những dự án mà chủ đầu tư chịu trách nhiệm cho việc thiết kế, thi công, bảo hành và vận hành dự án và sẽ chuyển trách

nhiệm xây dựng cho chủ đầu tư.

7. Cuốn Màu Xanh Dương: ành cho dự án liên quan đến công việc nạo vét, cải tạo và xây dựng phụ trợ

Cuốn Màu Xanh Dương phù hợp cho các loại công việc nạo vét

và cải tại cũng như các công việc xây dựng phụ trợ.

Thông thường, được sử dụng để điều chỉnh cho các hợp đồng mà có toàn bộ công việc thiết kế của Nhà thầu.

8. Cuốn Màu Trắng: được sử dụng để chỉ định Nhà tư vấn cung cấp các dịch vụ cho Chủ đầu tư

Mẫu này không phù hợp với các công việc xây dựng và thiết kế công việc. Mẫu này được sử dụng để chỉ định bên tư vấn cung cấp các dịch vụ cho Chủ đầu tư như là về nghiên cứu tính khả thi, thiết kế, hợp đồng quản lý, điều hành dự án.

Thông thường được tham khả để xây dựng nền tảng thỏa thuận giữa các bên là Nhà tư vấn và Chủ đầu tư mà khi việc xây dựng và thiết kế được thực hiện sẽ phù hợp với một hợp đồng FIDIC nhất định khác.

Trên đây là thông tin về vấn đề Hợp đồng FIDIC. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ theo số  19006192 để được hỗ trợ.

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X