hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 25/10/2021
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Được góp vốn thành lập tổ chức kinh tế trong trường hợp nào?

Trong hoạt động kinh doanh của các công ty, vốn góp là một vấn đề then chốt. Việc kinh doanh luôn gắn liền với vốn. Vốn là yếu tố có vai trò quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, hợp đồng góp vốn đầu tư là giao dịch cần thiết. Bài viết sau đây sẽ phân tích các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng góp vốn đầu tư.

Hợp đồng góp vốn đầu tư là gì?

Câu hỏi: Hợp đồng góp vốn đầu tư là loại hợp đồng gì và được định nghĩa như thế nào? - Thu Quỳnh (Hà Nam)

Căn cứ theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:

“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Căn cứ theo khoản 18, Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 cũng có quy định:

“Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.”

Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020, Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Đầu tư 2020 không có quy định rõ ràng về khái niệm hợp đồng góp vốn đầu tư. Tuy nhiên, thông qua các quy định trên, ta có thể hiểu hợp đồng góp vốn đầu tư là sự thỏa thuận giữa các bên về việc góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.

Hợp đồng góp vốn đầu tư có hình thức thế nào? (Ảnh minh họa)


Được góp vốn thành lập tổ chức kinh tế trong trường hợp nào?

Câu hỏi: Tôi là nhà đầu tư nước ngoài đang có ý định góp vốn thành lập công ty hoạt động trong lĩnh vực đánh bắt và khai thác hải sản. Vậy tôi có thể thực hiện được không?

Theo quy định Điều 22 Luật Đầu tư 2020, khi nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế thì phải thực hiện theo quy định sau:

- Đối với nhà đầu tư trong nước khi thành lập tổ chức kinh tế thì thực hiện theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

- Đối với nhà đầu tư nước ngoài khi thành lập tổ chức kinh tế thì phải:

+ Đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Khi nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư góp vốn thành lập công ty có ngành, nghề theo Mục B, Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì cần phải đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường.

Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, các điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài sẽ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư.

Đối với ngành, nghề quy định tại Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì nhà đầu tư nước ngoài không được phép đầu tư.

+ Nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp và điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thành lập tổ chức kinh tế, trừ trường hợp Nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Lưu ý:Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020, đối với trường hợp tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác mà thuộc một trong các trường hợp sau thì phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định như đối với nhà đầu tư nước ngoài:

- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có nhà đầu tư nước ngoài nắm trên 50 % vốn điều lệ. Đối với công ty hợp danh thì tổ chức kinh tế có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài.

- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Áp dụng quy định pháp luật đối với trường hợp của bạn. Theo Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì ngành, nghề đánh bắt hoặc khai thác hải sản thuộc ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Do đó, bạn không thể thực hiện góp vốn thành lập tổ chức kinh tế trong trường hợp này.


Khi nào được góp thêm vốn điều lệ vào công ty đã thành lập?

Câu hỏi: Tôi là nhà đầu tư nước ngoài đang có ý định góp vốn vào Công ty cổ phần X đang kinh doanh ngành nghề thu gom rác thải từ các hộ gia đình. Vậy trong trường hợp trên tôi có được phép ký kết hợp đồng góp vốn đầu tư với Công ty cổ phần X không?

Theo quy định Điều 24 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư có quyền góp vốn với tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, đối với nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn vào tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn vào các công ty cóngành, nghề theo Mục B, Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP.

Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, các điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài sẽ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư.

- Nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này;

- Nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các quy định về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển.

Áp dụng quy định pháp luật đối với trường hợp của bạn. Theo Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì ngành, nghề thu gom rác thải từ các hộ gia đình thuộc ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, bạn không thể ký kết hợp đồng góp vốn đầu tư với công ty cổ phần X được.


Mẫu hợp đồng góp vốn đầu tư mới nhất

Câu hỏi: Hiện tại tôi và công ty A đang muốn ký kết hợp đồng góp vốn đầu tư. Tuy nhiên, chúng tôi không biết hợp đồng góp vốn đầu tư phải có những nội dung gì và mẫu hợp đồng như thế nào?

HỢP ĐỒNG GÓP VỐN ĐẦU TƯ

Số: …………../HĐGV

Hôm nay, ngày….tháng….năm….. tại …………………………………………..……………, chúng tôi gồm có:

Bên góp vốn (sau đây gọi là bên A):……………………………………..………………………………………

Ông (Bà): ……………………………………..………………………………………………………………………..

Sinh ngày: ……………………………………………………………………………………………………………..

Chứng minh nhân dân số:....................................cấp ngày......./......./........tại ……………………………..

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………………………………….

Bên nhận góp vốn (sau đây gọi là bên B): ……………………………………………………………………..

Ông (Bà): ………………………………………………………………………………………………………………

Sinh ngày: ……………………………………………………………………………………………………………..

Chứng minh nhân dân số:....................................cấp ngày......./......./........tại ………………………….…

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………………………………….

Các bên đồng ý thực hiện việc góp vốn với các thoả thuận sau đây:

Điều 1: TÀI SẢN GÓP VỐN

Tài sản góp vốn thuộc quyền sở hữu của bên A:

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

Điều 2: GIÁ TRỊ GÓP VỐN

Giá trị tài sản góp vốn được các bên cùng thống nhất thoả thuận là:....................................….......(bằng chữ:............................................................………………..………..)

Điều 3: THỜI HẠN GÓP VỐN

Thời hạn góp vốn bằng tài sản nêu tại Điều 1 là: ................................. kể từ ngày ........../........../...........

Điều 4: MỤC ĐÍCH GÓP VỐN

Mục đích góp vốn bằng tài sản nêu tại Điều 1 là :

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

Điều 5: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 6: CAM ĐOAN CÁC BÊN

1. Bên A cam đoan:

- Những thông tin về nhân thân, tài sản  đã ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;

- Tài sản gúp vốn không có tranh chấp;

- Tài sản gúp vốn không bị  cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật;

- Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

- Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

- Các cam đoan khác……………………

2. Bên B cam đoan:

- Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;

- Đã xem xét kỹ, biết rõ về  tài sản gúp vốn nêu trên và các giấy tờ về quyền sử dụng, quyền sở hữu;

- Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

- Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này;

- Các cam đoan khác…

Điều 7: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

1. Các bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.

2. Hai  bên đã đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên

3. Hợp đồng có hiệu lực từ: ……………………………………………….

ĐẠI DIỆN BÊN A                                             ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên) (Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

Trên đây là một số thông tin liên quan đến hợp đồng góp vốn đầu tư. Nếu còn vướng mắc, bạn hãy để lại câu hỏi để được chúng tôi hỗ trợ.

>> Bản chất hợp đồng góp vốn là gì? Có những mẫu nào?

Có thể bạn quan tâm

X