hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 27/12/2021
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Hợp đồng góp vốn thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên có mẫu thế nào?

Với những ưu điểm nổi bật, công ty TNHH 2 thành viên trở lên là một trong các loại hình doanh nghiệp được lựa chọn khá nhiều hiện nay. Vậy, điều kiện thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên thế nào? Mẫu hợp đồng góp vốn thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên ra sao?

Mục lục bài viết
  • Điều kiện thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên
  • Hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên gồm những gì?
  • Các bước thành lập công ty TNHH 02 thành viên trở lên
  • Mẫu hợp đồng góp vốn thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Câu hỏi: Tôi muốn xin mẫu hợp đồng góp vốn để thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên, tôi cảm ơn!

Điều kiện thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Tại khoản 1 Điều 46 quy định về công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này.

Theo đó, điều kiện để thành lập công ty TNHH 2 thành viên như sau:

- Về số lượng thành viên công ty: Số lượng thành viên khi thành lập công ty TNHH 02 thành viên trở lên tối thiểu là 02 và tối đa là 50 thành viên. Thành viên công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức có quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài.

- Bắt buộc phải có 02 thành viên trở lên tham gia góp vốn.

- Về tên công ty không được gây nhầm lẫn với các đơn vị khác, không vi phạm thuần phong mỹ tục và tập tính văn hóa.

Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên thì tên loại hình doanh nghiệp có thể ghi là “Công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “Công ty TNHH”.

- Địa điểm công ty phải nằm trên lãnh thổ Việt nam và có thông tin cụ thể, rõ ràng về số nhà, đường, phường, quận, huyện. Ngoài ra còn cung cấp giấy tờ chứng minh được phép đặt trụ ở doanh nghiệp.

- Ngành nghề kinh doanh thuộc các ngành kinh tế cấp 04 trong danh sách ngành nghề hợp pháp.

- Vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và được ghi trong Điều lệ công ty.

Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thành viên phải có nghĩa vụ đóng đủ và đúng loại tài sản đã cam kết.

Đồng thời, thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.

Mẫu Hợp đồng góp vốn thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên (Ảnh minh họa)


Hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên gồm những gì?

Theo quy định tại Điều 21 Luật Doanh nghiệp 2020, hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên gồm các giấy tờ sau:

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

- Danh sách thành viên;

- Bản sao hợp lệ của các giấy tờ sau đây:

+ Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (CMND/CCCD/Hộ chiếu) với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;

+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Các bước thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ nêu trên, tổ chức, cá nhân thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ thành lập công ty tại Sở Kế hoạch và Đầu tư theo 03 cách sau:

- Cách 1: Nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư..

- Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử.

- Cách 3: Nộp hồ sơ qua mạng điện tử có đi kèm chữ ký số

Bước 2: Tiếp nhận và ra thông báo

Sau khi nộp hồ sơ, doanh nghiệp sẽ nhận được giấy biên nhận về việc đã tiếp nhận thủ tục thành lập Công ty TNHH 2 thành viên.

Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ phê duyệt và ra thông báo nếu hồ sơ hợp lệ. Đại diện công ty sẽ nộp hồ sơ bằng bản giấy kèm giấy biên nhận và thông báo hợp lệ tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở.

Bước 3: Khắc dấu cho công ty TNHH 2 thành viên

Doanh nghiệp tiến hành khắc dấu và công bố mẫu dấu lên cổng thông tin quốc gia

Bước 4: Mua chữ ký số sau khi thành lập công ty TNHH

Sử dụng chữ ký số để kê khai thuế là điều kiện bắt buộc đối với doanh nghiệp sau khi đi vào hoạt động

Bước 5: Nộp thuế môn bài, đăng ký hóa đơn điện tử sau khi thành lập

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải đăng ký phát hành hoá đơn điện tử, kê khai và nộp thuế môn bài

Mẫu hợp đồng góp vốn thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------------

HỢP ĐỒNG GÓP VỐN

Tại………………. chúng tôi gồm có:

Bên góp vốn (sau đây gọi là bên A):

Ông (Bà):................................................…………………………………………………...

Sinh ngày……………………………………………………………………….....………..

Chứng minh nhân dân số:....................cấp ngày......./......./........tại ......................................

Hộ khẩu thường trú (Trường hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi nơi đăng ký tạm trú): .......................................................................................................................................

Chỗ ở hiện tại:………………………………………………………………………………

Bên nhận góp vốn (sau đây gọi là bên B):

Ông (Bà):................................................…………………………………………………..

Sinh ngày……………………………………………………………………........………...

Chứng minh nhân dân số:....................cấp ngày......./......./........tại ......................................

Hộ khẩu thường trú (Trường hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi nơi đăng ký tạm trú): .......................................................................................................................................

Chỗ ở hiện tại:………………………………………………………………………………

Các bên đồng ý thực hiện việc góp vốn với các thỏa thuận sau đây :

ĐIỀU 1

TÀI SẢN GÓP VỐN

Tài sản góp vốn thuộc quyền sở hữu của bên A: (mô tả cụ thể về tài sản góp vốn ; nếu tài sản góp vốn là tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì phải liệt kê giấy tờ chứng minh quyền sở hữu) ……………………………………………………………..

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

ĐIỀU 2

GIÁ TRỊ GÓP VỐN

Giá trị tài sản góp vốn được các bên cùng thống nhất thoả thuận là:...................................

(bằng chữ:.............................................................…………………………………………)

ĐIỀU 3

THỜI HẠN GÓP VỐN

Thời hạn góp vốn bằng tài sản nêu tại Điều 1 là: ................................. kể từ ngày ........../........../...........

ĐIỀU 4

MỤC ĐÍCH GÓP VỐN

Mục đích góp vốn bằng tài sản nêu tại Điều 1 là : …………………………………..........

ĐIỀU 5

ĐĂNG KÝ VÀ XOÁ ĐĂNG KÝ GÓP VỐN

1. Bên A và bên B có nghĩa vụ thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn bằng tài sản tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.(đối với tài sản phải đăng ký)

2. Bên A có nghĩa vụ thực hiện thủ tục xóa đăng ký góp vốn sau khi hết thời hạn góp vốn.

ĐIỀU 6

VIỆC NỘP LỆ PHÍ CÔNG CHỨNG

Lệ phí công chứng Hợp đồng này do bên ......................... …………chịu trách nhiệm nộp.

ĐIỀU 7

PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 8

CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

1. Bên A cam đoan:

a. Những thông tin về nhân thân, tài sản đã ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;

b. Tài sản góp vốn không có tranh chấp;

c. Tài sản góp vốn không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật;

d. Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

e. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

g. Các cam đoan khác…

2. Bên B cam đoan:

a. Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;

b. Đã xem xét kỹ, biết rõ về tài sản góp vốn nêu trên và các giấy tờ về quyền sử dụng, quyền sở hữu;

c. Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

d. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này;

e . Các cam đoan khác…

ĐIỀU 9

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

1. Các bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.

2. Hai bên đã đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này

3. Hợp đồng có hiệu lực từ: ……………………………………………………………….

Bên A

(ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

Bên B

(ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

Trên đây là Mẫu Hợp đồng góp vốn thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Nếu còn thắc mắc, hãy để lại câu hỏi để chúng tôi hỗ trợ bạn hoặc gọi đến hotline  19006199 để được tư vấn.

>> Thủ tục thay đổi người đại diện công ty TNHH 1 thành viên thế nào?

Có thể bạn quan tâm

X