hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 03/01/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Các vấn đề cần biết về hợp đồng ký gửi hàng hóa

Ký gửi hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thị trường hiện đại, đặc biệt là trong lĩnh vực mua bán trao đổi hàng hóa. Bài viết dưới đây sẽ phân tích về hợp đồng ký gửi hàng hóa và một số vấn đề cần lưu ý khi ký kết hợp đồng này. Mời quý bạn đọc tham khảo.

Mục lục bài viết
  • Hợp đồng ký gửi hàng hóa là gì?
  • Đối tượng của hợp đồng ký gửi hàng hóa 
  • Lưu ý khi ký kết hợp đồng ký gửi hàng hóa
Câu hỏi: Xin chào luật sư, công ty tôi là công ty sản xuất về giày da, sắp tới công ty chúng tôi có hợp tác với một công ty khác để ký gửi hàng hóa cho họ để họ thay mặt chúng tôi bán sản phẩm giày da này ra những thị trường khác. Luật sư cho hỏi hợp đồng ký gửi hàng hóa là gì? Chúng tôi cần lưu ý những vấn đề gì khi ký kết hợp đồng ký gửi hàng hoá? Xin cảm ơn Luật sư.

Hợp đồng ký gửi hàng hóa là gì?

Ký gửi hàng hóa là việc bên sở hữu hàng hóa tiến hành chuyển quyền quyền quản lý, định đoạt hàng hóa của mình trong một thời gian nhất định cho bên nhận ký gửi, thường là nhờ bên nhận ký gửi bán hàng hóa cho mình với giá mà bên ký gửi đưa ra. 

Hợp đồng ký gửi hàng hóa là gì?

Hợp đồng ký gửi hàng hóa là gì?

Thông thường hoạt động ký gửi hàng hóa có bản chất của việc ủy thác mua bán hàng hóa được quy định tại Điều 155 Luật Thương mại 2005. Cụ thể là, ủy thác mua bán hàng hóa là một hình thức hoạt động thương mại, trong đó bên nhận uỷ thác được giao trách nhiệm thực hiện quá trình mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình, tuân thủ các điều kiện đã thỏa thuận với bên uỷ thác và nhận một khoản thù lao theo thoả thuận của các bên.

Như vậy, có thể thấy hợp đồng ký gửi hàng hóa là một loại văn bản thỏa thuận của các bên về việc bên nhận ký gửi thực hiện việc mua bán hàng hóa cho bên ký gửi với các điều kiện, giá cả mua - bán hàng hóa, và thù lao mà các bên đã thống nhất. 

Đối tượng của hợp đồng ký gửi hàng hóa 

Đối tượng của hợp đồng ký gửi hàng hóa là tất cả các loại hàng không bị cấm lưu thông, kinh doanh trên thị trường như. Thông thường hàng hóa ký gửi thường là hàng hóa được sử dụng phổ biến trong đời sống sinh hoạt, tiêu dùng hàng ngày như quần áo, giày dép, và một số sản phẩm khác.  

Đối tượng của hợp đồng ký gửi hàng hoá

Đối tượng của hợp đồng ký gửi hàng hoá

Hàng hoá không được ký gửi thường là hàng hoá bị cấm kinh doanh và lưu thông trên thị trường, có thể bao gồm các hàng hoá như pháo nổ, chất cấm, ma tuý các loại, vũ khí, động vật hoang dã quý hiếm bị săn bắt trái phép (ngà voi, sừng tê giác,...), các hàng hoá buôn lậu, bị cấm sản xuất và kinh doanh ở Việt Nam.

Lưu ý khi ký kết hợp đồng ký gửi hàng hóa

Khi ký kết hợp đồng ký gửi hàng hóa cần lưu ý những vấn đề sau: 

- Chủ thể ký kết hợp đồng ký gửi hàng hóa: Hợp đồng ký gửi hàng hóa về mặt bản chất là hợp đồng dịch vụ, vì vậy các bên phải có đủ năng lực hành vi, năng lực pháp luật khi tham gia ký kết tránh trường hợp hợp đồng vô hiệu. Căn cứ Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 chủ thể của giao dịch dân sự đáp ứng các điều kiện sau: 

  • Chủ thể ký hợp đồng có đầy đủ  năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; không bị cưỡng ép, đe dọa, lừa dối, 

  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không trái đạo đức xã hội.vi phạm điều cấm của luật

Ngoài ra căn cứ Điều 156 bên nhận ủy thác phải là thương nhân và kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa mình nhận ủy thác.

Ví dụ cửa hàng bán gạo không thể nhận ủy thác bán thuốc bảo vệ thực vật, vì ngành nghề bán thuốc bảo vệ thực vật là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nếu thương nhân nhận ủy thác không đáp ứng đủ điều kiện thì không được phép nhận ủy thác loại hàng hóa trên.

Đối tượng của hợp đồng ký gửi : Như đã phân tích ở trên, đối tượng của hợp đồng ký gửi là hàng hóa, và hàng hóa phải hợp pháp không được ký gửi các loại hàng hóa không được phép lưu hành theo quy định pháp luật. 

Quyền và nghĩa vụ của các bên: Quyền và nghĩa vụ của các bên cần được quy định rõ ràng để tránh xung đột tranh cãi về sau một số vấn đề cần quan tâm như: Giữ bí mật thông tin, Loại tình trạng hàng hóa ký gửi: Giá bán; giá mua, hoa hồng, thù lao của việc nhận ký gửi, điều khoản về thanh toán, thời hạn hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp, … 

Các điều khoản về giao nhận thanh toán: Phương thức thanh toán; thời gian địa điểm thanh toán, hồ sơ chứng từ thanh toán,...

Vấn đề phạt vi phạm, chấm dứt hợp đồng: Các bên thống nhất vấn đề cam kết về việc phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, các trường hợp chấm dứt hợp đồng.

Bài viết này đã gửi đến bạn đọc thông tin về hợp đồng ký gửi hàng hóa và một số vấn đề liên quan cần lưu ý. Nếu có thắc mắc nào liên quan đến cần giải đáp, vui lòng liên hệ tổng đài trực tuyến  19006192 để được hỗ trợ một cách nhanh chóng.
Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X