hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 04/10/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Hướng dẫn cách ghi Quốc hiệu, Tiêu ngữ trong văn bản hành chính

Quốc hiệu, Tiêu ngữ là các cụm từ thường thấy trong các văn bản. Tuy nhiên khi soạn thảo văn bản hành chính, không phải ai cũng biết cách ghi Quốc hiệu, Tiêu ngữ đúng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách ghi Quốc hiệu, Tiêu ngữ.

 
Mục lục bài viết
  • Quốc hiệu, tiêu ngữ là gì?
  • Cách viết Quốc hiệu Tiêu ngữ trong Word
  • Giải đáp liên quan đến vấn đề ghi Quốc hiệu, Tiêu ngữ?
  • Văn bản nào cần ghi Quốc hiệu, Tiêu ngữ
  • Hợp đồng dân sự có cần ghi Quốc hiệu và tiêu ngữ không?
Câu hỏi: Hợp đồng dân sự có cần ghi Quốc hiệu và Tiêu ngữ không? Nếu không ghi Quốc hiệu và tiêu ngữ hợp đồng có vô hiệu không? Ghi Quốc hiệu và tiêu ngữ trong văn bản sao cho chính xác?

Quốc hiệu, tiêu ngữ là gì?

Quốc hiệu và Tiêu ngữ là một trong những thành phần của thể thức văn bản. Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành nên văn bản. Thể thức văn bản sẽ bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và một số thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc một số loại văn bản nhất định.

Quốc hiệu là tên gọi chính thức của một quốc gia, quốc hiệu cũng chính là danh xưng chính thức được quốc gia dùng trong ngoại giao. Tiêu ngữ là một cụm từ tóm tắt mục tiêu, bản chất của tổ chức.

Quốc hiệu và Tiêu ngữ của Việt Nam hiện nay là:

  • Quốc hiệu: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”

  • Tiêu ngữ: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”

Cách viết Quốc hiệu Tiêu ngữ trong Word

Cách viết Quốc hiệu, Tiêu ngữ trong văn bản được quy định như sau:

  • Quốc hiệu được viết bằng chữ in hoa, cỡ chữ 12 - 13, kiểu chữ đứng, đậm, đặt ở phía trên cùng góc bên phải trang đầu tiên của văn bản.

  • Tiêu ngữ được viết bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, đặt ở giữa phía dưới Quốc hiệu. Chữ cái đầu của các từ trong Quốc hiệu được viết hoa, giữa các từ có gạch nối, có cách chữ. Phía dưới Quốc hiệu có đường kẻ ngang, nét liền, độ dài của đường kẻ ngang bằng với độ dài của dòng chữ Tiêu ngữ.

  • Quốc hiệu và Tiêu ngữ được viết cách nhau dòng đơn.

Cách viết Quốc hiệu, Tiêu ngữ trong Word

Cách viết Quốc hiệu, Tiêu ngữ trong Word

Cách thể hiện Quốc hiệu, Tiêu ngữ của Việt Nam trong văn bản như sau:

cách viết quốc hiệu tiêu ngữ thế nào

Giải đáp liên quan đến vấn đề ghi Quốc hiệu, Tiêu ngữ?

Đối với một số văn bản nhất định pháp luật bắt buộc văn bản đó phải có Quốc hiệu và Tiêu ngữ. Nếu không có Quốc hiệu và Tiêu ngữ văn bản đó sẽ sai về mặt thể thức. Tuy nhiên không phải bất kỳ văn bản nào cũng bắt buộc phải ghi Quốc hiệu và tiêu ngữ. Cụ thể:

Văn bản nào cần ghi Quốc hiệu, Tiêu ngữ

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 30/2020/NĐ-CP, Quốc hiệu và Tiêu ngữ là một trong những thành phần của thể thức văn bản hành chính. Vì vậy, văn bản hành chính bắt buộc phải có Quốc hiệu và Tiêu ngữ.

Một số thành phần khác phải có trong văn bản hành chính gồm: Tên cơ quan ban hành văn bản hành chính đó; số, ký hiệu của văn bản hành chính; địa điểm, thời gian ban hành văn bản; chức vụ, chữ ký của người có thẩm quyền; dấu, chữ ký của cơ quan ban hành,...

Ngoài ra, văn bản hành chính còn có thể bổ sung thêm các thành phần như phục lục, các chỉ dẫn,...

Theo đó, Nghị định 30/2020/NĐ-CP cũng định nghĩa văn bản hành chính là văn bản được hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành và giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức.

Các cơ quan, tổ chức được nêu ở đây bao gồm:

  • Cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp nhà nước;

  • Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

Hợp đồng dân sự có cần ghi Quốc hiệu và tiêu ngữ không?

Đối với các văn bản khác chẳng hạn như hợp đồng dân sự, hiện nay, không có quy định yêu cầu hợp đồng dân sự phải bắt buộc có Quốc hiệu và Tiêu ngữ. Về hiệu lực của các văn bản này, Bộ luật Dân sự số có quy định văn bản có hiệu lực khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Chủ thể giao kết, xác lập hợp đồng có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp;

  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự một cách tự nguyện, không bị ép buộc, đe dọa hay cưỡng ép;

  • Mục đích và nội dung của hợp đồng dân sự không trái đạo đức xã hội, không vi phạm điều cấm của luật,.

  • Hình thức của hợp đồng dân sự là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong trường hợp luật có quy định

Hợp đồng dân sự không bắt buộc phải có Quốc hiệu và tiêu ngữ

Hợp đồng dân sự không bắt buộc phải có Quốc hiệu và tiêu ngữ

Bên cạnh đó, đối với các loại văn bản như hợp đồng dân sự, pháp luật chỉ quy định nếu văn bản phải có có công chứng, chứng thực thì phải tuân thủ quy định về công chứng, chứng thực để văn bản có hiệu lực.

Vì vậy, hợp đồng dân sự không bắt buộc phải có Quốc hiệu và tiêu ngữ. Việc các hợp đồng có nội dung thể hiện Quốc hiệu và Tiêu ngữ hay không không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của các văn bản này.

Phần trên đây là nội dung liên quan đến cách viết Quốc hiệuTiêu ngữ trong văn bản hành chính. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung này vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn và hỗ trợ.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X