hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 22/11/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Hướng dẫn cách ghi tài liệu tham khảo đúng chuẩn

Để tăng sức thuyết phục cho nội dung luận văn, luận án, bài nghiên cứu, người viết sẽ đưa ra các bằng chứng nhằm tăng mức độ đáng tin cậy của bài viết nhờ trích dẫn nội dung tài liệu tham khảo. Hãy cùng tham khảo cách ghi tài liệu tham khảo chuẩn xác dưới đây nhé!

Câu hỏi: Tôi đang dự định làm một bài thuyết trình trên Powper Point, cho tôi hỏi cách ghi tài liệu tham khảo hiện nay thế nào để tăng thuyết phục cho bài thuyết trình?

Vì sao cần ghi tài liệu tham khảo chuẩn xác?

Tài liệu tham khảo hiểu đơn giản là hình ảnh, dữ liệu, nội dung,...có trong một nguồn thông tin.  Người viết sẽ trích dẫn các hình ảnh, dữ liệu, nội dung cần thiết cho bài nghiên cứu từ nguồn đó vào bài luận văn. 

Tài liệu tham khảo phải kèm theo chú thích tác giả, tác phẩm nhằm nâng cao tính xác thực về chủ đề người viết muốn nói đến.

Vì sao cần ghi tài liệu tham khảo chuẩn xác?

Vì sao cần ghi tài liệu tham khảo chuẩn xác?

Dưới đây là những lí do cần phải ghi tài liệu tham khảo :

-Trường hợp người viết sao chép y nguyên nội dung, dữ liệu, hình ảnh,.. từ nguồn khác sang bài luận văn của mình mà không chú thích tác giả, tác phẩm sẽ bị xem là đạo văn. Vì vậy, để tránh trường hợp đó, chúng ta cần phải học cách ghi tài liệu tham khảo một cách chuẩn xác nhất.

-Ngoài ra, việc trích dẫn đầy đủ chính xác nội dung từ tài liệu tham khảo cũng là một phương pháp giúp người đọc có thêm thông tin về tài liệu họ muốn tìm kiếm. Nhờ đó, họ có thể dễ dàng tìm kiếm được thông tin mới từ những tài liệu mà ta đã trích dẫn.

Các cách ghi tài liệu tham khảo chuẩn xác nhất 

Có ba cách trích dẫn tài liệu tham khảo mà người viết thường áp dụng vào quá trình viết luận văn. Đó là trích dẫn trực tiếp, trích dẫn gián tiếp và trích dẫn thứ cấp.

Trích dẫn trực tiếp

Trích dẫn trực tiếp là cách trích dẫn cả đoạn nội dung, hình ảnh, dữ liệu mà mình muốn từ nguồn thông tin khác vào bài luận văn và phải có chú thích rõ ràng tên tác giả,tác phẩm, năm phát hành, số trang,... 

Lưu ý, đoạn được trích dẫn trực tiếp phải đảm bảo đúng, chính xác, không được sai hoặc thừa bất kì từ nào so với bản gốc.

Ví dụ

  • Dale Carnegie (1936), Đắc nhân tâm - How to Win Friends and Influence People

  • Nguyễn Nhật Ánh (2010), Tôi thấy hoa vàng rơi trên cỏ xanh

  • Tống Mặc (2019), Nóng giận là bản năng - Tĩnh lặng là bản lĩnh

  • Nguyễn Quang Sáng (1966), Chiếc lược ngà

  • Nam Cao (1943), Lão Hạc

Trích dẫn tài liệu như thế nào?

Trích dẫn tài liệu như thế nào?

Trích dẫn gián tiếp

Trích dẫn gián tiếp là cách trích dẫn dựa trên tài liệu gốc, sử dụng ý tưởng, sức sáng tạo của bản thân để viết lại nó bằng ngôn từ của chính mình và phải đảm bảo ý nghĩa của nó đúng với nội dung bản gốc.

Cách trích dẫn gián tiếp không yêu cầu phải chính xác từng câu chữ, nhưng vẫn bắt buộc phải có chú thích tên tác giả, tác phẩm, năm phát hành, số trang,...

Trích dẫn gián tiếp là cách trích dẫn thường được ưa chuộng chất. Người sử dụng lối trích dẫn này, có thể đưa ra các diễn giải, tư duy, phân tích, suy nghĩ của bản thân vào bài luận văn. Đồng thời, nó cũng thể hiện rằng người viết đã bỏ công đầu tư, chia sẻ, tìm tòi những tài liệu, những kinh nghiệm bản thân đã trải qua thêm vào bài viết của mình.

Ví dụ:

  • Khi gặp vấn đề trong cuộc sống khiến bạn cảm thấy chán nản, buồn bã, thì bạn hãy xua tan những nỗi buồn bằng cách mỉm cười nhé! (Dale Carnegie, 1936)

  • Gió mưa vốn dĩ là bệnh của trời, còn tương tư lại là bệnh của tôi khi yêu nàng (Nguyễn Nhật Ánh, 2010)

  • Những lời khuyên giúp chúng ta ôn hòa hơn, khoan dung với người khác, buông bỏ tính nóng nảy, sống biết đủ là sung túc nhất (Tống Mặc,2019)

  • Với tình yêu bé Thu cháy bỏng, ông Sáu đã ngày đêm làm chiếc lược ngà để khi trở về có thể tự tay tặng con gái. Không may thay, ông lại hy sinh trên chiến trường. Cha con ông không bao giờ được hội ngộ nữa ( Nguyễn Quang Sáng, 1966)

  • Với những người sống xung quanh ta, nếu ta không tìm hiểu họ, ta sẽ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện,... Toàn những cớ cho ta tàn nhẫn, chúng ta không bao giờ thấy được mặt đáng thương của họ ( Nam Cao, 1943)

Các phương pháp trích dẫn tài liệu tham khảo

Các phương pháp trích dẫn tài liệu tham khảo

Trích dẫn thứ cấp

Trích dẫn thứ cấp thường được sử dụng trong trường hợp người viết không tìm được thông tin tài liệu từ nguồn chính. Vì vậy, họ sẽ trích dẫn lại từ tài liệu của một tác giả khác đã từng ghi chép lại nội dung này ở tài liệu gốc. Tuy nhiên, cách này không mang tính khoa học cao, dễ bị sai lệch nội dung nên không hay được sử dụng.

Ví dụ

  • Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư.

( Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, 1976, Đại Việt sử ký toàn thư)

  • Cách thể hiện sự quan tâm giữa người với người cũng như việc ứng dụng các nguyên tắc trong đối nhân xử thế. Đo là con người phải thật lòng, không giả dối. Nó phải có ích với người có biểu hiện quan tâm và cả người nhận được sự quan tâm.

    Cuối cùng, kết quả nhận được luôn phải đảm bảo đôi bên cùng có lợi ( Đắc nhân tâm, How to Win Friends and Influence People)

Có thể tìm kiếm tài liệu tham khảo ở đâu?

Tìm kiếm tài liệu tham khảo ở đâu?

Tìm kiếm tài liệu tham khảo ở đâu?

Tìm kiếm tài liệu tham khảo qua sách, báo, tạp chí

Hiện nay, có rất nhiều nguồn thông tin lớn quanh chúng ta.Vì thế, rất dễ dàng để mọi người tìm kiếm được thông tin tham khảo. Có thể tìm kiếm tham khảo thông tin qua sách, báo, tạp chí,...

Các nguồn tài liệu giấy uy tín mà bạn có thể tham khảo dưới đây:

  • Báo Đời sống và pháp luật

  • Báo Tuổi trẻ

  • Báo Công an

  • Báo Thanh niên

  • Báo Mực tím

  • Tạp chí, báo Hoa học trò

Ngoài ra, sách cũng là nguồn tài liệu lớn bạn có thể tham khảo. Hiện nay, ngoài thư viện ra, thì nhà sách, các quán cà phê cũng trang bị khá là nhiều sách, nên ở bất cứ đâu chúng ta cũng có thể tìm được tài liệu mình cần.

Tìm kiếm tài liệu tham khảo qua Internet

Mặc khác, chúng ta cũng có thể tìm kiếm tài liệu tham khảo thông qua Internet. Trang web thường được sử dụng tìm kiếm tài liệu là Google. Chỉ cần thao tác gõ từ khóa đặc biệt vào thanh tìm kiếm, chưa đến một giây bạn đã có thể nhận được cả triệu thông tin tham khảo rồi.

Nếu không biết cách vận dụng Google tìm kiếm thông tin hiệu quả, thì có thể bạn sẽ rơi vào tình trạng trích dẫn thông tin sai lệch, không chính xác, tìm kiếm thông tin ở các nguồn không uy tín.

Do đó, chúng tôi khuyến khích bạn dùng Wikipedia. Wikipedia - Bách khoa toàn thư mở cũng là một trang uy tín, chứa số lượng lớn nội dung tôi nghĩ là có ích, cần thiết cho quá trình nghiên cứu khoa học, viết luận văn của bạn. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, hãy truy cập trang web đó tại đây nhé.

Tuy nhiên, vì số lượng thông tin hiện nay vô cùng nhiều, bất cứ ai cũng có thể đăng tải thông tin mới lên sách, báo, tạp chí hay Google, Facebook, các trang mạng xã hội. Thế nên, chúng ta cần phải thật cẩn thận, sáng suốt chọn lựa chính xác thông tin nào đáng tin và không đáng tin.

Kết luận

Tài liệu tham khảo là một điều kiện cần thiết phải có trong bài luận, nghiên cứu khoa học. Cách ghi tài liệu tham khảo chính xác cũng là bằng chứng chứng minh sự nỗ lực tìm tòi nghiên cứu, sự mở mang hiểu biết của bản thân về vấn đề mình đang viết đến. Một bài luận có chứa nhiều trích dẫn tài liệu tham khảo, sẽ luôn được đánh giá cao hơn những bài không trích dẫn.

Qua những chia sẻ về cách sử dụng tài liệu tham khảo như trên, tôi hy vọng đây sẽ là những kiến thức bổ ích, những thông tin cần thiết hỗ trợ bạn tránh những sai sót không đáng có, bổ sung được các phần thiếu sót trong quá trình viết luận văn, trình bày nghiên cứu khoa học tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm

X