hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 29/09/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Đổi tên cha trên giấy khai sinh: Hướng dẫn thủ tục chi tiết

Giấy khai sinh là loại văn bản gắn liền với cuộc đời của cá nhân kể từ khi sinh ra, là căn cứ để lập các loại giấy tờ, hồ sơ cá nhân khác. Theo quy định hiện hành, muốn thay đổi họ tên cha trên giấy khai sinh có được không?

 
Mục lục bài viết
  • Giá trị pháp lý của giấy khai sinh
  • Có thể thay đổi họ tên cha trên giấy khai sinh không?
  • Thủ tục đổi tên cha trên giấy khai sinh
Câu hỏi: Chồng hiện tại của tôi không phải cha ruột của con tôi. Tôi muốn thay đổi tên cha của con tôi trong giấy khai sinh thành tên chồng hiện tại thì có được không? Thủ tục thay đổi tên cha trên giấy khai sinh cho con thực hiện thế nào?

Giá trị pháp lý của giấy khai sinh

Căn cứ khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014, giấy khai sinh được quy định là “văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân” theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch 2014.

Giá trị pháp lý của giấy khai sinh

Giá trị pháp lý của giấy khai sinh

Về giá trị pháp lý của giấy khai sinh, Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau:

- Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.

- Tất cả những hồ sơ, giấy tờ liên quan đến cá nhân phải dựa trên giấy khai sinh của người đó: họ tên, ngày sinh, quốc tịch, giới tính, quê quán, thông tin cha, mẹ…

- Trường hợp các thông tin cá nhân trên những loại giấy tờ khác khác với thông tin trên giấy khai sinh, cá nhân phải đề nghị hoặc cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm điều chỉnh thông tin lại cho phù hợp với giấy khai sinh.

Có thể thay đổi họ tên cha trên giấy khai sinh không?

Theo quy định tại Điều 26 Luật Hộ tịch 2014, cá nhân chỉ được quyền thay đổi thông tin trong giấy khai sinh trong trường hợp:

- Thay đổi họ, tên cá nhân theo quy định pháp luật và chỉ được thay đổi trong những trường hợp pháp luật quy định;

- Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong giấy khai sinh sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật Nuôi con nuôi.

Có được đổi tên cha trên giấy khai sinh không?

Theo đó, không thể tự ý thay đổi tên cha trong giấy khai sinh. Tuy nhiên, trường hợp họ tên cha trong khai sinh không phải cha đẻ mà muốn đổi thành tên cha đẻ, cha đẻ và con phải thực hiện thủ tục nhận cha cho con theo Điều 25 Luật Hộ tịch 2014.

Trường hợp khác, căn cứ quy định nêu trên, có thể thay đổi họ tên cha đẻ trong giấy khai sinh trong trường hợp được nhận làm con nuôi, tên và thông tin cha nuôi của người đó có thể thay thế thông tin cha đẻ trên giấy khai sinh.

Ngoài ra, họ tên cha trên khai sinh bị sai có thể thực hiện thủ tục cải chính hộ tịch trong trường hợp có đủ căn cứ xác định có sai sót về thông tin của cha khi lập giấy khai sinh cho trẻ do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.

Như vậy, có thể thay đổi họ tên cha trên giấy khai sinh trong 03 trường hợp:

- Nhận lại cha đẻ cho con;

- Được nhận làm con nuôi;

- Có căn cứ sai sót do lỗi của công chức làm thủ tục cấp khai sinh hoặc lỗi của người yêu cầu đăng ký khai sinh.

Thủ tục đổi tên cha trên giấy khai sinh

Thủ tục đổi tên cha trên giấy khai sinh tùy thuộc vào từng trường hợp, cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Nhận lại cha đẻ cho con

Thủ tục đăng ký nhận cha, con thực hiện tại UBND cấp xã, trường hợp có yếu tố nước ngoài thì thực hiện tại UBND cấp huyện.

- Người yêu cầu xác nhận mối quan hệ cha, con nộp tờ đề nghị xác nhận mối quan hệ cha, con và chứng cứ chứng minh quan hệ về cơ quan có thẩm quyền.

- Sau khi có quyết định xác nhận cha, con ruột của cơ quan có thẩm quyền, hoặc Tòa án thì cha, mẹ hoặc cá nhân đó có thể làm thủ tục yêu cầu cải chính hộ tịch, thay đổi họ cho con và thay đổi tên cha trên giấy khai sinh.

Thủ tục đổi tên cha trên giấy khai sinh

Trường hợp 2: Được nhận làm con nuôi

- Các bên làm thủ tục nhận con nuôi theo quy định tại Luật Nuôi con nuôi.

- Theo quy định, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha, mẹ có đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với con, đồng thời có quyền yêu cầu cải chính hộ tịch, thay đổi họ cho con và thay đổi tên cha trên giấy khai sinh theo quy định

Trường hợp 3: Có căn cứ sai sót do lỗi của công chức làm thủ tục cấp khai sinh hoặc lỗi của người yêu cầu đăng ký khai sinh

- Việc cải chính hộ tịch chỉ thực hiện khi có đủ căn cứ xác định sai sót do lỗi của công chức làm thủ tục cấp khai sinh hoặc lỗi của người yêu cầu đăng ký khai sinh.

Không cải chính hộ tịch để hợp thức hóa thông tin trên các giấy tờ, hồ sơ khác.

- Sai sót trong đăng ký hộ tịch là sai sót của người đi đăng ký hộ tịch hoặc sai sót của cơ quan đăng ký hộ tịch.

* Thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch

Căn cứ Điều 28 Luật Hộ tịch 2014, thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch thực hiện như sau:

- Người yêu cầu cải chính hộ tịch nộp tờ khai đề nghị theo mẫu và hồ sơ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch

- Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan đăng ký hộ tịch xem xét yêu cầu cải chính hộ tịch, nếu thấy phù hợp quy định pháp luật thì sẽ ghi vào sổ hộ tịch, ghi nội dung cần thay đổi trên giấy khai sinh, yêu cầu người đề nghị ký vào và báo cáo UBND cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu cải chính hộ tịch.

Trường hợp phải xác minh tính hợp lệ, thì kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

Trên đây là một số thông tin về có được đổi tên cha trên giấy khai sinh không theo quy định pháp luật mà chúng tôi cung cấp đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc liên quan đến việc đăng ký hộ tịch, thay đổi, cải chính thông tin hộ tịch, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X