hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 19/06/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Phân loại chợ hạng 1, 2, 3 như thế nào từ 01/8/2024?

Từ ngày 01/8/2024, việc phân loại chợ sẽ được thực hiện theo hướng dẫn của Nghị định 60/2024/NĐ-CP. Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết các tiêu chí phân loại chợ hạng 1, 2, 3 từ 01/8/2024.

Câu hỏi: Chào Luật sư! Tôi hiện là thành viên ban quản lý dự án chợ. Nhờ Luật sư cho tôi biết Nghị định 60/2024/NĐ-CP hướng dẫn như thế nào về phân loại chợ hạng 1,2,3 từ 01/8/2024.

Hướng dẫn phân loại chợ hạng 1, 2, 3 từ 01/8/2024

Phân loại chợ hạng 1, 2, 3 là cách thức phân loại chợ dựa theo quy mô theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 60/2024/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/8/2024). Cụ thể chợ hạng 1,2,3 được phân loại theo các tiêu chí sau đây:

Phân loại chợ

Số lượng địa điểm kinh doanh

Hình thức xây dựng

Chợ hạng 1

Có trên 400 điểm kinh doanh

- Xây dựng kiên cố theo quy hoạch;

- Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ; tổ chức các hoạt động tối thiểu như trông giữ xe, vệ sinh công cộng và các hoạt động khác.

Chợ hạng 2

Có từ 200 điểm kinh doanh đến 400 điểm kinh doanh

- Xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch;

- Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ; tổ chức các hoạt động tối thiểu như trông giữ xe, vệ sinh công cộng và các hoạt động khác.

Chợ hạng 3

Có dưới 200 điểm kinh doanh

- Chưa được đầu tư xây dựng kiên cố, bán kiên cố

- Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ; tổ chức các hoạt động tối thiểu như vệ sinh công cộng.

Hướng dẫn phân loại chợ hạng 1,2,3 từ ngày 01/8/2024

Hướng dẫn phân loại chợ hạng 1,2,3 từ ngày 01/8/2024

Quy định về phân loại chợ theo phương thức kinh doanh

Hướng dẫn phân loại chợ theo phương thức kinh doanh từ ngày 01/8/2024

Hướng dẫn phân loại chợ theo phương thức kinh doanh từ ngày 01/8/2024

Theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định 60/2024/NĐ-CP thì việc phân loại chợ theo phương thức kinh doanh được chia thành:

Chợ đầu mối

Chợ dân sinh

- Là chợ tập trung hàng hóa từ các nguồn sản xuất, kinh doanh để phân phối tới các chợ và các kênh phân phối, lưu thông khác.

- Chợ đầu mối đáp ứng các tiêu chí sau đây:

+ Quy mô (diện tích): diện tích mặt bằng đất nền chợ tối thiểu là 10.000 m2 không kể diện tích dành cho khuôn viên, đường đi, bãi đỗ xe và các công trình phụ trợ khác.

Vị trí: kết nối với các loại hình giao thông, thuận lợi cho lưu thông hàng hóa.

+ Hạng mục công trình bao gồm:

* Các công trình thiết yếu: bãi giữ xe, hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải, địa điểm tập kết phế thải, phế liệu, khu vệ sinh và kho, bãi xe tập kết hàng hóa;

* Các hạng mục yêu cầu kỹ thuật: phòng cháy, chữa cháy, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định của pháp luật;

* Các hạng mục khu vực chính: khu kinh doanh hàng hóa theo từng phân khu ngành hàng (gồm khu vực bán buôn và khu vực bán lẻ); khu trụ sở văn phòng; khu kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch (hàng hóa có nguồn gốc động vật, thực vật được xuất khẩu, nhập khẩu), truy xuất và quản lý chất lượng; khu vực phân loại và sơ chế, gia công, bao bì, đóng gói hàng hóa; kho bãi tập kết giao, nhận hàng hóa; khu dịch vụ hỗ trợ các dịch vụ thiết yếu và khu vực bốc, xếp hàng hóa dành cho xe tải và Container.

Lưu ý: Đối với những chợ đầu mối đã được đầu tư, xây dựng và đang hoạt động trước khi Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục hoạt động theo dự án đầu tư.

Chợ dân sinh là chợ có mục đích, công năng phục vụ mua bán, trao đổi hàng hóa do người dân sản xuất, nuôi trồng và kinh doanh hàng hóa thông dụng, thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống của người dân.

Quy định về phân loại chợ theo nguồn vốn

Theo Khoản 3 Điều 4 Nghị định 60/2024/NĐ-CP thì việc phân loại chợ theo nguồn vốn được chia thành:

- Chợ được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước: Theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 60/2024/NĐ-CP thì vốn ngân sách nhà nước được sử dụng để hỗ trợ đầu tư xây dựng các dự án chợ dân sinh, chợ đầu mối theo quy định của pháp luật về đầu tư công và ngân sách nhà nước.

- Chợ được đầu tư từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước: Các nguồn ngoài ngân sách nhà nước được huy động chủ yếu từ nguồn vốn của các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh và của nhân dân đóng góp.

Tóm lại, việc phân loại chợ từ ngày 01/8/2024 sẽ được áp dụng theo Nghị định 60/2024/NĐ-CP. Trong đó phân loại chợ hạng 1,2,3 hay phân loại chợ theo phương thức kinh doanh, theo nguồn vốn sẽ được thực hiện theo từng tiêu chí riêng biệt nêu trên.

Hướng dẫn phân loại chợ theo nguồn vốn từ ngày 01/8/2024

Hướng dẫn phân loại chợ theo nguồn vốn từ ngày 01/8/2024

Trên đây là nội dung tư vấn về Phân loại chợ hạng 1, 2, 3 từ ngày 01/8/2024.

Bài viết vẫn chưa giải quyết hết thắc mắc của bạn? Đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số  19006192 để hỗ trợ, giải đáp

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X