hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 14/09/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Kế toán xã lương bao nhiêu? Kế toán xã là công chức hay viên chức?

Kế toán xã là một chức danh được bố trí làm những công việc liên quan đến vấn đề tài chính tại cấp xã. Vậy hiện nay kế toán xã lương bao nhiêu? Kế toán xã là công chức hay viên chức?

 
Mục lục bài viết
  • Kế toán xã là ai? Tiêu chuẩn để trở thành kế toán xã?
  • Kế toán xã là công chức hay viên chức?
  • Kế toán xã lương bao nhiêu theo quy định?
  • Kế toán xã làm những công việc gì?

Kế toán xã là ai? Tiêu chuẩn để trở thành kế toán xã?

Kế toán xã là ai? Tiêu chuẩn kế toán xã?

Kế toán xã là ai? Tiêu chuẩn kế toán xã?

Kế toán xã là người làm những công việc trong lĩnh vực kinh tế- tài chính của xã như: thực hiện kiểm soát, thu thập và xử lý việc thu- chi ngân sách xã cũng như thực hiện một số công việc tài chính khác của cấp xã theo yêu cầu vị trí công việc.

Kế toán xã là người làm việc tại bộ phận Tài chính- Kế toán của xã. Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP thì để trở thành kế toán xã, công dân phải đáp ứng đầy đủ tất cả các tiêu chuẩn sau:

  • Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên tính đến ngày dự tuyển;

  • Về trình độ giáo dục: Tốt nghiệp THPT;

  • Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Người dự tuyển vị trí kế toán xã phải tốt nghiệp đại học trở lên đối với ngành đào tạo phù hợp với vị trí dự tuyển, chẳng hạn như tốt nghiệp đại học ngành Kế toán tại các trường đại học đào tạo về ngành này. 

Tuy nhiên, tại một số địa bàn cấp xã vùng sâu, vùng xã, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn thì có thể hạ thấp tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển vào vị trí kế toán xã. 

Trong trường hợp này, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chỉ cần đáp ứng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên mà không bắt buộc phải là cử nhân đại học trở lên.

Ngoài những tiêu chuẩn chung mà Nghị định số 33/2023/NĐ-CP quy định trên thì tuỳ từng điều kiện, đặc điểm và yêu cầu của từng địa phương cấp xã trong tuyển dụng kế toán xã, tiêu chuẩn sẽ được nêu chi tiết và cụ hể hơn nhưng không được thấp hơn các tiêu chuẩn đã nêu trên.

Kế toán xã là công chức hay viên chức?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 61 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và khoản 2 Điều 5 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP thì kế toán xã là công chức xã công tác tại Uỷ ban nhân dân cấp xã với chức danh Tài chính- kế toán.

Theo đó, người làm kế toán xã được xem là công chức xã và được hưởng lương trực tiếp từ NSNN.

Kế toán xã lương bao nhiêu theo quy định?

Như đã phân tích trên thì kế toán xã là công chức xã và được gọi chung là công chức làm việc trong cơ quan Nhà nước. Theo đó, mức lương của kế toán xã được xác định theo công thức sau:

Mức lương kế toán xã = Mức lương cơ sở x Hệ số lương

Trong đó:

  • Mức lương cơ sở hiện nay đang được áp dụng để tính lương là 1,8 triệu đồng/ tháng (áp dụng từ ngày 01/7/2023 theo quy định tại Nghị định số 24/2023/NĐ-CP);

  • Hệ số lương được áp dụng theo mã ngạch công chức kế toán viên theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Thông tư số 29/2022/NĐ-CP. Cụ thể:

  • Kế toán viên cao cấp (mã ngạch 06.029) được áp dụng hệ số lương theo hệ số lương của công chức loại A3, nhóm 2 từ 5,75 đến 7,55;

  • Kế toán viên chính (mã ngạch 06.030) được áp dụng hệ số lương của công chức loại A2, nhóm 2 từ 4,00 đến 6,38;

  • Kế toán viên (mã ngạch 06.031) được áp dụng hệ số lương của công chức loại A1 từ 2,34 đến 4,98;

  • Kế toán viên trung cấp (mã ngạch 06.032) được áp dụng hệ số lương của công chức loại A0 từ 2,10 đến 4,89.

Dưới đây là bảng lương chi tiết của kế toán xã theo từng ngạch công chức với hệ số lương tương ứng:

Mức lương của kế toán viên cao cấp:

Mức lương của kế toán viên cao cấp:

Mức lương của kế toán viên chính:

Mức lương của kế toán viên chính:

Mức lương của kế toán viên:

Mức lương của kế toán viên:

Mức lương của kế toán viên trung cấp:

Mức lương của kế toán viên trung cấp:

Kế toán xã làm những công việc gì?

Công dân được tuyển dụng vào chức danh công chức Tài chính- kế toán làm việc tại Uỷ ban nhân dân cấp xã cần phải thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP. Cụ thể:

“ a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tài chính, ngân sách trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

b) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã trình Hội đồng nhân dân cấp xã phê duyệt; tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và các biện pháp khai thác nguồn thu trên địa bàn;

c) Tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách cấp xã và thực hiện báo cáo tài chính, ngân sách theo quy định của pháp luật;

d) Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý nguồn vốn các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, tài sản công tại cấp xã; kiểm tra, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã;

đ) Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách;

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và quy định của pháp luật có liên quan.”

Như vậy, công chức Tài chính- kế toán cấp xã có nhiệm vụ thực hiện các công việc liên quan đến lĩnh vực tài chính và kế toán trên địa bàn xã đang công tác như thực hiện quản lý, thu- chi ngân sách, xây dựng ngân sách…

Ngoài những công việc thực hiện theo quy định chung của Chính phủ thì công chức kế toán xã cần phải thực hiện thêm một số công việc, nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch UBND cấp xã phù hợp với vị trí việc làm.

Trên đây những quy định về công chức kế toán xã hiện nay mà chúng tôi cập nhật đến quý ban đọc. Nếu có thắc mắc về quy định trên, vui lòng liên hệ ngay tổng đài: 1900.6199 để được hỗ trợ tư vấn kịp thời và nhanh chóng.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X