Kết hôn giả tạo là lừa dối kết hôn đều là hai trường hợp kết hôn trái luật. Hiện nay, nhiều người vẫn đang nhầm lẫn hai khái niệm này.
Kết hôn giả tạo là lừa dối kết hôn đúng không?
Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn như chưa đủ tuổi, do không tự nguyện hay do một trong hai bên bị mất năng lực hành vi dân sự. Ngoài ra, kết hôn mà thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn cũng là kết hôn trái pháp luật. Một trong các trường hợp kết hôn bị cấm là kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.
Hiện nay, việc kết hôn giả tạo và lừa dối kết hôn thường bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.Theo giải thích của Luật Hôn nhân và Gia đình, kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.
Chẳng hạn: Chị A muốn được sang nước ngoài định cư nên đã thỏa thuận với anh B - là người có quốc tịch nước ngoài để được gia nhập quốc tịch của nước đó và sang nước đó sinh sống.
Còn theo khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP giải thích rằng, lừa dối kết hôn là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn.Tại Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP, một số ví dụ về lừa dối kết hôn đã được đưa ra. Chẳng hạn, anh A nói với chị B rằng nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp nên chị B đã đồng ý cưới nhưng cuối cùng anh A không thực hiện. Anh C hứa với chị D là nếu cưới nhau sẽ bảo lãnh ra nước ngoài nhưng anh C không làm được điều này sau khi cưới. Anh E bị vô sinh nhưng cố tình giấu để lấy được vợ; anh F biết mình bị nhiễm HIV nhưng cố tình giấu để lấy vợ…
Khi yêu cầu hủy kết hôn do lừa dối, cần chứng minh được hành vi lừa dối ở đây. Nếu không thể chứng minh được thì không thể yêu cầu hủy kết hôn được. Chẳng hạn, nếu A muốn kết hôn với B vì tin rằng B giàu có và B cũng cố ý làm ra vẻ giàu có (dù thực ra rất nghèo) để A chấp nhận kết hôn với mình, thì A không có căn cứ yêu cầu huỷ hôn do có sự lừa dối.
Khi bị lừa dối kết hôn, làm sao để hủy kết hôn?
Căn cứ: Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơĐể hủy việc kết hôn trái pháp luật, bạn cần nộp một bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm các giấy tờ sau:
- Đơn yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật (đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự)
- Tài liệu, chứng cứ chứng minh việc kết hôn đó vi phạm điều kiện kết hôn
Bước 2: Nộp hồ sơ tới Tòa án có thẩm quyền
Bạn cần nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Tòa án
Tòa án tiếp nhận đơn.
Bạn ra về và chờ thông báo nộp tạm ứng án phí, lệ phí của Tòa án.Bước 3: Nộp tạm ứng án phí, lệ phí theo thông báo của Tòa án
Tạm ứng án phí, lệ phí được nộp tại Chi cục thi hành án. Sau đó, bạn đem biên lai nộp lại cho Tòa để vụ việc được thụ lý.
Bước 4: Tòa án giải quyết
Trên đây là giải đáp kết hôn giả tạo là lừa dối kết hôn đúng không? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.