hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 30/11/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Khám “vùng kín” để đi nghĩa vụ quân sự thực hiện thế nào?

Những ai đi nghĩa vụ quân sự đều trải qua quá trình khám sức khỏe nghiêm ngặt với các vòng theo quy định. Khám bộ phận sinh dục nghĩa vụ quân sự là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm. Vậy việc khám ở "vị trí nhạy cảm" này được thực hiện ra sao?

Mục lục bài viết
  • Khám bộ phận sinh dục nghĩa vụ quân sự ra sao?
  •  Khám “vùng kín” nghĩa vụ quân sự có phải cởi quần không?
  • Bị teo tinh hoàn, có đi nghĩa vụ quân được không?
Câu hỏi: Sắp tới là thời gian khám nghĩa vụ quân sự, em nghe nói người khám sẽ khám cả bộ phận sinh dục có đúng không? Vậy quy trình khám bộ phận này như thế nào?


Khám bộ phận sinh dục nghĩa vụ quân sự ra sao?

Các công dân khi đã khám qua vòng sơ tuyển ở Trạm Y tế xã sẽ chuyển qua vòng 2, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thực hiện. Ở vòng này, công dân được khám kĩ, nghiêm ngặt hơn.

Khám bộ phận sinh dục là một trong những khâu khám với công dân đi nghĩa vụ quân sự ở vòng 2. Đó là phần khám ngoại khoa theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP.

Đối với nam

Vòng khám này, nam phải cởi bỏ hết quần áo. Có thể khám từng người một với một bác sĩ, thường là bác sĩ nam. Tùy địa phương mà có y tá hỗ trợ hay không. Được thực hiện ở phòng có đủ ánh sáng.

Thông thường, người khám sẽ xoay lưng về phía bác sĩ, cúi gập người xuống chổng mông, sau đó tự banh rộng hậu môn và rặn mạnh để bác sĩ kiểm tra có bị bệnh trĩ và những bệnh khác liên quan không. Có nơi bác sĩ sẽ nhìn và tự đưa kết luận; tuy nhiên cũng có nơi có công cụ hỗ trợ kiểm tra.

Tiếp đến là khám bộ phận sinh dục. Bác sĩ sẽ hỏi người khám xem có bị dị tật gì ở cơ quan này không. Người khám được yêu cầu chạy nâng cao đùi tại chỗ để quan sát, sau đó bác sĩ tiến hành kiểm tra bộ phận này bằng tay để kiểm tra xem có dị tật không.

Kế đến bác sĩ dùng dụng cụ hỗ trợ để kiểm tra phản xạ của bộ phận sinh dục và yêu cầu lột bao quy đầu xem người được khám có bị các bệnh như lậu, giang mai…

Đối với nữ

Công dân nữ được khám sản phụ khoa ở vòng 2 tại phòng khám kín đáo và thực hiện nghiêm túc. Khi khám nghĩa vụ quân sự nữ được mặc quần dài, áo mỏng; khám sản phụ khoa theo hướng dẫn của cán bộ y tế.

Thường sẽ do bác sĩ có chuyên môn là nữ tiến hành khám. Với công dân nữ, màng trinh chưa rách thì chỉ thực hiện khám nắn bụng, không khám mỏ vịt, không thăm khám âm đạo và chỉ khám qua hậu môn trong những tr­­­ường hợp cần thiết.

Đối với ng­­­ười màng trinh đã rách cũ, khi nghi ngờ bị bệnh phụ khoa thì sẽ được khám bằng dụng cụ qua âm đạo để xác định, chẩn đoán.

- Nếu không có cán bộ chuyên khoa phụ sản thì chỉ định bác sĩ ngoại khoa thay thế, nh­­­ưng phải có nhân viên nữ tham dự. Không sử dụng y sĩ để khám, phân loại bệnh tật.

- Kết quả khám sản phụ khoa được ghi vào phần khám ngoại khoa, da liễu.

kham bo phan sinh duc nghia vu quan su
 

 Khám “vùng kín” nghĩa vụ quân sự có phải cởi quần không?

Câu hỏi: Em có một băn khoăn tế nhị là khám vùng kín để đi nghĩa vụ quân sự có phải cởi quần không ạ?

Chào bạn, thực tế khi khám "vùng kín" nghĩa vụ quân sự, công dân bắt buộc phải cởi bỏ toàn bộ trang phục để thuận tiện trong việc bác sĩ thăm khám.

Lưu ý, bác sĩ khám có thể là bác sĩ nam cũng có thể là bác sĩ nữ tùy vào từng phòng.

Khi thực hiện khám toàn thân, bác sĩ tiến hành khám 3 vùng sau:

Thứ nhất là vùng da liễu: Công dân phải cởi bỏ toàn bộ trang phục, kể cả quần và đồ lót.

Bác sĩ sẽ soi da từ đầu đến chân để xem công dân có các bệnh truyền nhiễm hay da liễu thông thường hay không.

Thứ hai là vùng hậu môn: Khám để ghi nhạn các bệnh về trĩ hay các bệnh liên quan. Có thể bác sĩ sẽ quan sát bằng mắt thường hoặc dùng dụng cụ chuyên dụng để đưa ra kết luận.

Và thứ ba là bộ phân sinh dục: 

Như đã nêu ở nội dung trên, trước khi khám công dân sẽ được hỏi là có đang mắc các bệnh hay có đặc tính riêng liên quan đến bộ phận sinh dục không. Tùy vào tình trạng từng người mà bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cụ thể hơn.

Sau đó, công dân được yêu cầu chạy nâng cao đùi tại chỗ để được kiểm tra kỹ hơn về tinh hoàn, và dùng tay (có đeo găng tay y tế)để kiểm tra vùng kín xem có các dị tật hay bệnh ẩn không…

Qúa trình khám bộ phận sinh dục được tiến hành rất kỹ, đảm bảo công dân không mắc các loại bệnh như quy định để đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự.

Bị teo tinh hoàn, có đi nghĩa vụ quân được không?

Câu hỏi: Em muốn hỏi một vấn đề tế nhị, em đã được gọi đi nghĩa vụ quân sự năm nay. Tuy nhiên, em lại bị teo 2 bên tinh hoàn do lúc bé bị quai bị. Em muốn biết, bị như vậy thì có được đi nghĩa vụ quân sự không?

Theo quy định tại Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, sẽ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 tham gia nghĩa vụ quân sự (căn cứ tiêu chuẩn sức khỏe theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP).

Và 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự gồm: thể lực chung; mắt; răng; tai - mũi - họng; tâm thần và thần kinh; nội khoa; da liễu; ngoại khoa.

Tại phần khám Thông tư liên tịch 16/2016 quy định loại sức khỏe về các bệnh thận, tiết niệu, sinh dục thì bị teo tinh hoàn 2 bên do quai bị ở mức điểm 6. Như vậy theo quy định, nghĩa vụ quân sự sẽ không tuyển những công dân có sức khỏe loại 6.

Như vậy, bạn sẽ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Nếu tình trạng bệnh không thể khắc phục bạn sẽ được miễn nghĩa vụ quân sự.

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề khám bộ phận sinh dục nghĩa vụ quân sự. Nếu còn băn khoăn, bạn đọc thể liên hệ với chúng tôi qua hotline  19006199 để được các chuyên gia pháp lý hỗ trợ.

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X