Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không là vấn đề rất được quan tâm hiện nay, vì nhiều người lo ngại chi phí quá lớn sẽ không thể được khám, chữa bệnh một cách tốt nhất.
Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?
Để trả lời câu hỏi khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không, ta xét quy định tại Công văn số 1608/BYT-KH-TC.
Theo đó, Bộ Y tế đề nghị Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tiến hành thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế khi sử dụng dịch vụ theo yêu cầu (khám bệnh, ngày giường, dịch vụ y tế khác...) như sau:
- Với dịch vụ khám được chỉ định chuyên môn mà được hưởng bảo hiểm y tế:
- Quỹ BHYT thanh toán theo phạm vi được hưởng và mức hưởng của mỗi cá nhân tham gia bảo hiểm y tế;
- Phần chênh lệch giữa chi phí khám, chữa bệnh dịch vụ và mức thanh toán của quỹ bảo hiểm sẽ do người bệnh thanh toán.
- Với các dịch vụ khám không được chỉ định chuyên môn hoặc không nằm trong phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm: Bệnh nhân tự chi trả toàn bộ chi phí.
Như vậy, người có bảo hiểm y tế khi đi khám dịch vụ có thể hưởng bảo hiểm y tế với điều kiện các dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu họ chọn phải thuộc phạm vi được hưởng.
Mức hưởng bảo hiểm y tế khi khám dịch vụ
Mức hưởng bảo hiểm y tế dành cho người tham loại bảo hiểm này được áp dụng theo tỷ lệ quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật Bảo hiểm y tế 2008, khoản 15 Điều 1 Luật bảo hiểm y tế được bổ sung và sửa đổi 2014, Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:
*Khám đúng tuyến
- Hỗ trợ 100% chi phí cho các đối tượng: bà mẹ Việt Nam anh hùng, trẻ dưới 06 tuổi, thương binh, cựu chiến binh…;
- Hỗ trợ 95% chi phí cho: người nhận lương hưu hoặc trợ cấp mất sức hằng tháng, người thuộc hộ cận nghèo theo chuẩn…
- Hỗ trợ 80% chi phí cho: Đối tượng khác.
*Khám trái tuyến
- 100% chi phí bảo hiểm khi thăm khám, chữa bệnh tại trạm xá, bệnh viện tuyến huyện trong địa bàn tỉnh;
- 100% chi phí bảo hiểm khi tiến hành thăm khám, chữa bệnh nội trú tại các bệnh viện tuyến tỉnh;
- Hưởng 40% chi phí bảo hiểm khi thực hiện khám bảo hiểm y tế khác nơi đăng ký tại bệnh viện tuyến Trung ương.
Ngoài ra, còn có các trường hợp đặc biệt, người bệnh khám bảo hiểm y tế khác nơi đăng ký (khám trái tuyến) được hưởng các mức chi trả bảo hiểm giống như thăm khám đúng tuyến. Gồm có:
- Trường hợp vượt quá trình độ chuyên môn - kỹ thuật, cơ sở thăm khám, chữa bệnh đăng ký bảo hiểm ban đầu thực hiện chuyển người bệnh đến các cơ sở thuộc tuyến chuyên môn kỹ thuật cao hơn.
- Người dân thuộc diện hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số có tham gia bảo hiểm y tế sinh số tại vùng có điều kiện tinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
- Người dân sinh sống tại các xã đảo, huyện đảo trên cả nước có tham gia bảo hiểm y tế.
Người dân đi khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không? (Ảnh minh họa)
Năm 2023 khám dịch vụ hết bao nhiêu tiền?
Ngày 14/4/2023, Bộ Y tế ban hành Công văn 2167/BYT-KH-TC, trong đó cung cấp thông tin về giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm theo yêu cầu áp dụng cho các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước. Ví dụ:
- Siêu âm: 43.900 đồng;
- Siêu âm đầu dò âm đạo, trực tràng: 181.000 đồng;
- Chụp thực quản có uống thuốc cản quang: 101.000 đồng;
- Chụp tử cung – vòi trứng bằng số hóa: 141.000 đồng;
-…
(Mức giá trên đã bao gồm chi phí trực tiếp và tiền lương)
Người bệnh có thể dùng bảng giá kèm theo Công văn này để tham khảo và tự tính toán khi đi khám dịch vụ tại bệnh viện công.
Trên đây là giải đáp về việc khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không. Nếu còn thắc mắc, hãy để lại câu hỏi để chúng tôi hỗ trợ bạn hoặc gọi đến hotline 19006192 để được tư vấn.