hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 29/01/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Khống chế về thuế: Các khoản chi phí bị khống chế năm 2024

Khống chế về thuế là một lĩnh vực được điều chỉnh bởi pháp luật về thuế hiện hành. Vậy khống chế về thuế là gì? Các khoản chi phí bị khống chế về thuế năm 2024 gồm những gì?

Câu hỏi: Tôi đang quản lý một doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm tại Hà Nội. Tuy nhiên doanh nghiệp của tôi mới hoạt động nên tôi chưa hiểu rõ một số nội dung quy định về thuế, đặc biệt là khống chế về thuế. Luật sư cho tôi hỏi khống chế về thuế là gì? Các khoản chi phí bị khống chế năm 2024?

Khống chế về thuế là gì?

Khống chế về thuế là gì?

Khống chế về thuế là gì?

Mặc dù khống chế về thuế là đối tượng được pháp luật thuế điều chỉnh nhưng pháp luật hiện hành vẫn chưa có quy định cụ thể về khái niệm “khống chế về thuế”. Vậy có thể hiểu “khống chế về thuế” là gì? Hiểu thế nào cho đúng về khái niệm này?

Theo từ điển Tiếng việt thì “khống chế” là một động từ chỉ sử kiểm soát, chi phối và không để cho một đối tượng nhất định được tự do hoạt động hay cũng có thể được hiểu là việc giữ một đối tượng nào đó ở một mức độ, giới hạn nhất định mà không cho vượt qua giới hạn đó. Từ việc hiểu nghĩa của từ “khống chế” thì có thể hiểu “khống chế về thuế” là việc quy định về một hạn mức, giới hạn nhất định đối với một số hoạt động, chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Pháp luật hiện hành quy định một số khoản chi phí bị khống chế về thuế. Theo đó, nếu doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá mức chi của các khoản bị khống chế về thuế thì phải nộp thuế theo quy định mà không được trừ.

Các khoản chi phí bị khống chế về thuế năm 2024

Các khoản chi phí bị khống chế về thuế năm 2024

Các khoản chi phí bị khống chế về thuế năm 2024

Pháp luật hiện hành quy định rất rõ về những chi phí bị khống chế về thuế và mức khống chế cụ thể cho từng khoản chi phí đó. Dưới đấy là một số khoản chi phí tiêu biểu bị khống chế về thuế năm 2024 mà các doanh nghiệp thường gặp:

  • Chi phí trang phục cho nhân viên, người lao động (quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC) với hạn mức được quy định như sau:

  • Trường hợp chi bằng hiện vật là trang phục thì phải xuất trình được hoá đơn, chứng từ;

  • Trường hợp chi bằng tiền thì mức chi tối đa không được vượt quá hạn mức 05 triệu đồng/ người/ năm;

  • Trường hợp chi bằng cả hiện vật và tiền thì hạn mức chi tối đa với phần chi bằng tiền không được phép vượt quá 05 triệu đồng/ người/ năm và phần chi bằng hiện vật phải được thể hiện thông qua hoá đơn, chứng từ.

  • Chi phí cho phú lợi của người lao đông (quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư số 25/2018/TT-BTC) với hạn mức chi không vượt quá 01 tháng lương bình quân thực tế của người lao động trong năm tính thuế. Các chi phí được xếp vào chi phí phúc lợi của người lao động bao gồm:

  • Chi phí nghỉ mát;

  • Chi phí hiếu, hỷ của người thân trong gia đình và bản thân người lao động;

  • Chi phí hỗ trợ đi lại ngày lễ, tết…

  • Chi phí nộp quỹ hưu trí tự nguyện, bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động (quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 25/2018/TT-BTC) với hạn mức chi không được vượt quá 03 triệu đồng/ người/ tháng;

  • Chi phí giảm trừ gia cảnh (quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 954/2020/NQ-UBTVQH14) với hạn mức giảm trừ như sau:

  • Mức giảm trừ đối với bản thân người nộp thuế thu nhập cá nhân là 11 triệu đồng/ tháng tương đương với 132 triệu đồng/ năm;

  • Mức giảm trừ đối với người phụ thuộc người nộp thuế thu nhập cá nhân là 4,4 triệu đồng/ tháng…

Trên đây là một số chi phí bị khống chế về thuế tiêu biểu mà các doanh nghiệp thường gặp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và quyết toán thuế. Ngoài những chi phí như đã phân tích trên thì pháp luật còn quy định nhiều các khoản chi phí khác bị khống chế về thuế.

Giải đáp các quy định liên quan đến khống chế về thuế 

Khống chế về thuế là một thuật ngữ pháp lý được nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm và tìm hiểu. Dưới đây là một số giải đáp về các quy định liên quan đến nội dung khống chế về thuế:

Chi phí tiếp khách có bị giới hạn không?

Tại điểm m khoản 2 Điều 9 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, được sửa đổi bổ sung bởi Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013 quy định chi phí tiếp tân, khánh tiết, hội nghị có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mà vượt quá 15% tổng số chi được trừ thì sẽ không được dùng làm chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Quy định này đồng nghĩa với việc chi phí tiếp khách bị giới hạn và không được vượt quá 15% tổng số chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 4 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế năm 2014 đã bãi bỏ điểm m khoản 2 Điều 9 nêu trên. Theo đó thì chi phí tiếp khách liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp không còn bị giới hạn nữa. Vì vậy, khi xác định thu nhập chịu thuế thì doanh nghiệp vẫn được tính chi phí tiếp khách nêu trên vào chi phí được trừ dựa trên hoá đơn và các chứng từ thanh toán trên thực tế.

Chiết khấu thương mại có bị khống chế không?

Chiết khấu thương mại là khoản chi phí không bị khống chế về thuế bởi pháp luật hiện hành không quy định về giới hạn chiết khấu thương mại được trừ khi tính thuế TNDN.

Theo quy định tại điểm b khoản 5 và khoản 22 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC thì cơ sở kinh doanh có áp dụng hình thức chiết khấu thương mại thì giá để tính thuế giá trị gia tăng chính là giá bán đã chiết khấu thương mại cho khách hàng. Theo đó, khi xác định doanh thu chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hàng hoá có áp dụng chiết khấu thương mại thì hoá đơn của bên bán có giảm trừ chính là doanh thu đã trừ đi chiết khấu thương mại. Trong trường hợp chiết khấu thương mại được thực hiện bằng chứng từ (không sử dụng hoá đơn) thì bên bán sẽ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Như vậy, chiết khấu thương mại là khoản chi phí không bị khống chế về thuế.

Trên đây là quy định về khống chế thuế năm 2024 và các vấn đề liên quan. Nếu còn vấn đề nào thắc mắc, hay gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài: 1900.6199 để được hỗ trợ.

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X