hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 11/05/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Hiện nay, không có sổ đỏ có vay ngân hàng được không?

Vay ngân hàng là từ không còn quá xa lạ trong đời sống hiện nay. Việc vay ngân hàng theo khía cạnh kinh tế có thể được hiểu là một cách để huy động vốn. Vậy, vay ngân hàng mà không có sổ đỏ thì có thể vay được không? Hoặc có sổ đỏ nhưng sổ đỏ không đứng tên của người đi vay thì liệu rằng có vay được ngân hàng hay không?

Câu hỏi: Xin chào Luật sư, tôi có sự việc đang cần được hỗ trợ như sau:

1. Do nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh nên tôi có dự định vay ngân hàng để có thêm vốn lưu động cho nhu cầu này của mình. Tuy nhiên, hiện tại, sổ đỏ nhà đất của tôi đã được thế chấp tại các ngân hàng khác nên không còn sổ đỏ nhà đất thế chấp vay tại ngân hàng MB gần nơi tôi đang kinh doanh này. Vậy, không có sổ đỏ thì tôi có thể vay được ngân hàng không thưa Luật sư?

2. Tôi có nhờ một người bạn của mình (người đứng tên trên sổ đỏ) dùng tài sản này để thế chấp cho khoản vay của tôi tại ngân hàng thì có được không thưa Luật sư? Vì tôi có nghe nói là phải dùng tài sản của chính mình thì mới đảm bảo cho khoản vay của mình được. Rất mong Luật sư hỗ trợ giải đáp.

Xin chào bạn, việc vay ngân hàng với sự tiện lợi, nhanh chóng đang ngày trở thành một phương thức hữu hiệu đối với nhiều người. Dựa trên căn cứ pháp luật hiện hành, chúng tôi giải đáp cho bạn những vấn đề liên quan đến việc vay ngân hàng như sau:

Làm cách nào để vay ngân hàng khi không có sổ đỏ?

Căn cứ quy định pháp luật dân sự hiện hành, việc vay vốn ngân hàng có thể được thực hiện bằng những cách sau đây:

Cách 1: Vay bằng tài sản bảo đảm của người khác

Về bản chất, đây là một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của bên đi vay ngân hàng được quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015. Trong đó, bên đi vay và bên có tài sản bảo đảm cho khoản vay không đồng thời là cùng một người.

Bên cạnh thế chấp thì bảo lãnh (bên có tài sản cam kết với ngân hàng dùng tài sản của mình để thanh toán cho khoản vay của bên đi vay nếu bên đi vay không trả được khoản nợ vay hoặc trả khoản nợ vay không đầy đủ, đúng hạn) cũng là phương thức bảo đảm nghĩa vụ được nhiều người sử dụng.

Tài sản dùng để bảo đảm có thể là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, quyền sở hữu hàng hóa, quyền sở hữu cổ phần/phần vốn góp, ô tô, tàu,…(thường là những tài sản có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, sở hữu theo quy định pháp luật).

Vay có tài sản bảo đảm là cách thức thường được sử dụng phổ biến hơn cả và đây cũng là cách thức mà các ngân hàng, tổ chức tín dụng có thể bớt phần nào rủi ro nếu người đi vay không còn khả năng trả nợ.

Cách 2: Vay ngân hàng/các tổ chức tín dụng bằng tín chấp

Thông thường, tín chấp thường được thấy trong trường hợp người đi vay thông qua các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương (hội nông dân tập thể, hội phụ nữ, hội thanh niên…). Các cá nhân, hộ gia đình nghèo theo danh sách của địa phương và theo quy định pháp luật là những đối tượng được vay thông qua phương thức này;

Cách 3: Vay thông qua nguồn thu nhập

Đây là cách thức vay ngày một phổ biến, có thể thấy các hình thức biểu hiện của việc vay này như: Mở thẻ tín dụng (thẻ ghi nợ) tại ngân hàng để tiêu dùng hoặc vay trực tiếp tại ngân hàng. Tài sản dùng để bảo đảm cho việc trả khoản vay là thông qua thang lương, bảng lương của người vay (thường sẽ có xác nhận của đơn vị, tổ chức nơi người đi vay đang làm việc).

Tùy thuộc vào nhu cầu, mức lương và các chính sách của từng ngân hàng mà mức vốn vay được của người đi vay có sự khác biệt.

Kết luận: Khi không thể còn tài sản là đất đai mang tên của mình mà bạn vẫn muốn vay ngân hàng thì có thể thực hiện vay bằng cách nhờ người khác bảo lãnh/thế chấp cho khoản vay của mình bằng tài sản của họ. Bạn cũng có thể thông qua tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương để vay tín chấp tại ngân hàng hoặc vay ngân hàng thông qua thang lương, bảng lương của mình.

Mức vay của bạn là bao nhiêu còn phụ thuộc vào tài sản bảo đảm, hình thức vay và chính sách pháp luật, chính sách của từng ngân hàng tại thời điểm vay. Bạn muốn vay tại ngân hàng MB thì bạn có thể liên hệ trực tiếp các phòng giao dịch, chi nhánh hoặc hội sở của MB, nơi nào thuận tiện cho bạn để có thêm các thông tin phù hợp cho mình.

khong co so do co vay ngan hang duoc khong


Không đứng tên sổ đỏ có vay ngân hàng được không?

Trước tiên, cần phải giải thích một chút về việc vay ngân hàng bằng sổ đỏ. Như đã trình bày ở trên, việc vay ngân hàng bằng sổ đỏ thực chất là việc vay tiền tại ngân hàng và thế chấp/bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ bằng quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu tài sản trên đất hoặc cả hai quyền trên khi thửa đất, tài sản trên đất đã có sổ đỏ/sổ hồng/Giấy chứng nhận (là chứng thư pháp lý xác nhận việc Nhà nước công nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu đối với người sử dụng đất, chủ sở hữu công trình trên đất).

Những năm trước đây, khi Luật Đất đai 2003 (văn bản đã hết hiệu lực) có hiệu lực thi hành thì người sử dụng đất được thực hiện cả hai hình thức là bảo lãnh hoặc thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại ngân hàng để bảo đảm cho khoản vay của mình hoặc của người khác. Nếu bảo đảm cho khoản vay của người khác thì đó là hợp đồng bảo lãnh, còn bảo đảm cho khoản vay của mình thì đó là hợp đồng thế chấp.

Tuy nhiên, kể từ thời điểm Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành (từ 01/07/2014), thay thế cho Luật Đất đai 2003 thì hình thức bảo đảm nghĩa vụ là bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất không còn được quy định.

Điều này đồng nghĩa với việc, hiện nay người thứ 03 muốn ký hợp đồng bảo lãnh cho khoản vay của bạn tại ngân hàng thì cũng không thể thực hiện được do pháp luật đất đai không quy định.

Thay vào đó, việc vay vốn ngân hàng và bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện thông qua hợp đồng thế chấp (thế chấp tài sản của mình để bảo đảm cho khoản vay của người khác) theo quy định của pháp luật đất đai, pháp luật dân sự (tiểu mục 3 Mục 1 Chương XV Bộ luật Dân sự 2015) và các văn bản khác có liên quan.

=> Từ đây suy ra, khi bạn không có đứng tên trên sổ đỏ/sổ hồng/Giấy chứng nhận hay sổ hồng/sổ đỏ/Giấy chứng nhận được cấp cho người khác thì bạn vẫn có thể vay được ngân hàng và thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (nếu có), quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất (nếu có) tại ngân hàng.

Lúc này, để được vay khoản tiền có tài sản bảo đảm tại ngân hàng, bạn phải có người thứ 3 (bên thứ 3) dùng tài sản của họ để bảo đảm khoản vay cho bạn, trong trường hợp bạn không trả được nợ cho ngân hàng hoặc trả không đúng, không đầy đủ thì ngân hàng có quyền xử lý tài sản của người thứ 3 này theo thỏa thuận và theo quy định pháp luật. Người có sổ đỏ/sổ hồng/Giấy chứng nhận là bên thế chấp, ngân hàng là bên nhận thế chấp và bạn là bên được bảo đảm.

Kết luận: Khi bạn không đứng tên trên sổ đỏ/sổ hồng/Giấy chứng nhận thì bạn vẫn có thể thực hiện việc vay vốn tại ngân hàng. Sở dĩ chúng tôi chỉ kết luận là có thể được vay vốn là bởi vì nếu bạn không có người thứ 3 dùng tài sản của họ để bảo đảm khoản vay cho bạn hoặc ngân hàng không đồng ý với hồ sơ đề nghị vay vốn của bạn thì bạn vẫn không thể vay ngân hàng trong trường hợp này được.

Vì thế cho nên, để đảm bảo công việc của mình được diễn ra thuận lợi, bạn nên liên hệ trước với ngân hàng nơi bạn dự định vay và bên thứ 3 (bên dùng tài sản để bảo đảm khoản vay cho bạn) để đề nghị việc vay vốn, bảo đảm khoản vay hoặc được hướng dẫn cụ thể.

Trên đây là giải đáp thắc mắc về Không có sổ đỏ có vay ngân hàng được không? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.

>> Vay thế chấp sổ hồng đồng sở hữu được không?

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X