hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 07/12/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Không nộp tiền xử phạt hành chính có bị bắt không?

Trong một số trường hợp, người có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính. Việc không nộp tiền phạt hoặc nộp chậm trễ sẽ gây ra một số hệ lụy. Vậy nếu không nộp tiền xử phạt hành chính có bị bắt không?

Mục lục bài viết
  • Không nộp tiền xử phạt hành chính có bị bắt không?
  • Không nộp tiền xử phạt hành chính bị xử lý như thế nào?
  • Các biện pháp cưỡng chế khi không nộp tiền xử phạt hành chính
  • Mức phạt chậm nộp tiền xử phạt hành chính
  • Nộp tiền xử phạt hành chính ở đâu?
Câu hỏi: Tôi là H. Gần đây tôi điều khiển xe đi ngược chiều, bị CSGT bắt giữ và lập biên bản nộp phạt. Hôm nay đã đến hạn nộp phạt nhưng tôi hiện không có mặt tại địa phương, dự tính 06 tháng nữa mới quay về. Vậy cho tôi hỏi hậu quả của việc không nộp tiền phạt là gì? Nếu tôi không nộp tiền xử phạt hành chính có bị bắt không?

Không nộp tiền xử phạt hành chính có bị bắt không?

Theo quy định tại Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bởi Khoản 39 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020, thủ tục nộp tiền phạt được quy định như sau:

- Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính thì trong thời hạn thi hành nghĩa vụ theo quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức đó có trách nhiệm nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước, hoặc nộp tiền thông qua tài khoản của Kho bạc Nhà nước đã được ghi cụ thể kèm theo quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. 

- Trường hợp cá nhân, tổ chức quá thời hạn nêu trên nhưng vẫn chưa nộp tiền phạt, thì cá nhân, tổ chức đó sẽ bị cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và bị phạt chậm trả. 

Có thể thấy, không có bất kỳ quy định nào liên quan đến việc không nộp tiền xử phạt hành chính sẽ bị bắt, mà chỉ dừng lại ở việc cưỡng chế thi hành việc nộp phạt và phạt chậm nộp theo quy định của pháp luật.

Không nộp tiền xử phạt hành chính có bị bắt không?

Không nộp tiền xử phạt hành chính có bị bắt không?

Không nộp tiền xử phạt hành chính bị xử lý như thế nào?

Các biện pháp cưỡng chế khi không nộp tiền xử phạt hành chính

Khi cá nhân, tổ chức không tự nguyện nộp tiền xử phạt hành chính, cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng một số biện pháp cưỡng chế được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bởi Khoản 43 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020 như sau:

- Khấu trừ 01 phần lương hoặc thu nhập (đối với cán bộ, công chức, người lao động đang làm việc hưởng lương tại các cơ quan, đơn vị), hoặc tiền từ chính tài khoản ngân hàng của cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm;

- Kê biên tài sản có giá trị tương đương với số tiền mà cá nhân, tổ chức không nộp phạt để thực hiện thủ tục bán đấu giá;

- Thu tiền, tài sản khác của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà đang do cá nhân, tổ chức khác nắm giữ nếu cá nhân, tổ chức sau khi thực hiện hành vi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.

- Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012

Lưu ý: Sau khi ra quyết định cưỡng chế, cơ quan có thẩm quyền phải gửi quyết định này về cho cá nhân, tổ chức vi phạm và cá nhân, tổ chức khác có liên quan.

Các biện pháp cưỡng chế nộp phạt

Các biện pháp cưỡng chế nộp phạt

Mức phạt chậm nộp tiền xử phạt hành chính

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 18/2023/TT-BTC, trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không thi hành quyết định xử phạt trong thời hạn xử phạt thì sẽ bị phạt chậm nộp tiền xử phạt hành chính. 

Theo nguyên tắc, cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức phải nộp thêm 0,05% tổng số tiền phạt chưa nộp của mình cho Nhà nước.

Số ngày chậm nộp tiền phạt sẽ được tính bắt đầu từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của hạn nộp tiền xử phạt hành chính  đến trước ngày mà cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt. Ngày chậm nộp tiền sẽ được tính bao gồm cả ngày Lễ, ngày nghỉ theo quy định.

Nộp tiền xử phạt hành chính ở đâu?

Căn cứ Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bởi Khoản 39 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể lựa chọn 01 trong các hình thức sau để nộp tiền xử phạt hành chính: 

- Kho bạc Nhà nước

- Nộp tiền thông qua tài khoản của Kho bạc Nhà nước đã được ghi cụ thể kèm theo quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. 

- Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm ở tại các vùng mà gặp khó khăn, bất tiện trong việc đi lại thì có thể nộp tiền xử phạt cho người có thẩm quyền xử phạt tại chỗ. 

Sau đó, trong vòng 07 ngày kể từ ngày thu tiền xử phạt từ người có liên quan, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm nộp lại cho Kho bạc Nhà nước hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước. 

Trên đây là thông tin chi tiết giải đáp cho thắc mắc của Quý bạn đọc về việc Không nộp tiền xử phạt hành chính có bị bắt không. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc nộp tiền xử phạt, vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua số điện thoại  19006199 để được hỗ trợ.
Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X