Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được ban hành bởi cơ quan có thẩm quyền để xử phạt hành chính đối với người vi phạm. Vậy có trường hợp nào không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính không? Để làm rõ nội dung này, mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Trường hợp nào không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính?
Theo quy định tại Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020, có một số trường hợp cơ quan có thẩm quyền sẽ không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính dù có vi phạm hành chính xảy ra, cụ thể bao gồm:
Trường hợp nào không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính?
- Thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012:
Trong tình thế cấp thiết;
Phòng vệ chính đáng;
Sự kiện bất ngờ;
Sự kiện bất khả kháng;
Người vi phạm không có năng lực trách nhiệm hành chính;
Người vi phạm chưa đủ độ tuổi chịu trách nhiệm vi phạm hành chính.
- Không thể/Không xác định được đối tượng có hành vi vi phạm hành chính, do vậy mà việc ra quyết định xử phạt vi phạm trở vì không xác định được đối tượng xử phạt.
- Khi hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định/ vượt quá thời hạn để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính/ quyết định xử phạt không còn hiệu lực và không thể được ban hành.
- Trường hợp khi cá nhân vi phạm hành chính đã chết/ mất tích mà không lưu thông tin, hoặc trường hợp tổ chức vi phạm hành chính nhưng tổ chức đó đã giải thể/ phá sản trong khi xem xét ra quyết định xử phạt.
- Hồ sơ vụ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm hình sự và được chuyển giao hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền nhằm tiến hành xử lý tội phạm. Điều này có nghĩa với việc không thể áp dụng quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính gồm những nội dung gì?
Căn cứ quy định tại Điều 68 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, quyết định xử phạt vi phạm hành chính bao gồm các nội dung như sau:
- Địa điểm và thời gian cụ thể ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Căn cứ/cơ sở pháp lý cụ thể để ban hành quyết định;
- Biên bản vi phạm hành chính, kết quả/văn bản/ giải trình/xác minh của cá nhân/tổ chức vi phạm và các tài liệu khác như biên bản họp,...;
- Họ, tên và chức danh của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Họ, tên, địa chỉ và nghề nghiệp của người vi phạm/tổ chức vi phạm;
- Hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt; bao gồm cả tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng của người vi phạm (nếu có);
- Điều, khoản cụ thể của văn bản pháp luật được áp dụng để xử phạt vi phạm hành chính;
- Hình thức xử phạt chính và hình thức phạt bổ sung/biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);
- Quyền khiếu nại/ khởi kiện của người vi phạm đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Hiệu lực của quyết định xử phạt, thời hạn và nơi thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Họ tên, chữ ký của người ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Trách nhiệm thi hành quyết định xử và việc cưỡng chế trong trường hợp cá nhân/tổ chức không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt đó.
Không có quyết định xử phạt vi phạm hành chính có phải đóng phạt không?
Về nguyên tắc, khi có hành vi vi phạm hành chính thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, và số tiền nộp phạt tương ứng với hành vi vi phạm hành chính được quy định.
Không có quyết định xử phạt vi phạm hành chính có phải đóng phạt không?
Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, hình thức đóng phạt hay coi còn gọi là phạt tiền chỉ là một trong các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, ngoài ra còn một số hình thức xử phạt như sau:
- Phạt cảnh cáo
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ, có hoặc vô thời hạn
- Tịch thu tang vật vi phạm
- Trục xuất (dành cho người nước ngoài)
Tất cả các hình thức xử phạt vi phạm vi hành chính đều được ban hành bằng văn bản, vì vậy nếu không có quyết định xử phạt hành chính thì cá nhân tổ chức không phải thi hành. Do đó, không có quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì không phải đóng phạt.
Nếu quyết định xử phạt hành chính được ban hành thì tổ chức, cá nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt, có thể bằng tiền hoặc một số hình thức khác như đã đề cập ở trên.
Chúng tôi đã gửi đến bạn đọc các thông tin liên quan đến các trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong bài viết trên. Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi theo tổng đài 19006192 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời.