hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 11/08/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Không thỏa thuận lãi suất chậm trả, có bị áp dụng không?

Không thỏa thuận lãi suất chậm trả có được áp dụng không nếu đó là hợp đồng vay dân sự hoặc hợp đồng mua hàng hóa? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Câu hỏi: Chào Luật sư, xin hỏi, trong trường hợp vay tiền dân sự thông thường (ví dụ vay cá nhân với cá nhân, vay cá nhân với chủ tiệm cầm đồ…) thì có bắt buộc phải thỏa thuận về lãi suất chậm trả nếu bên vay chậm trả tiền lãi, tiền gốc đã vay không?

Nếu trong hợp đồng thương mại (ví dụ hợp đồng mua bán hàng hóa…) thì quy định về lãi suất chậm trả này như thế nào?

Mong được Luật sư giải đáp cụ thể.

Chào bạn, không thỏa thuận lãi suất chậm trả có được áp dụng không nếu đó là hợp đồng vay tiền dân sự hoặc hợp đồng thương mại là câu hỏi được chúng tôi giải đáp như dưới đây.

Không thỏa thuận lãi suất chậm trả có được áp dụng không?

Căn cứ khoản 1 Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015, trong hợp đồng cho vay tiền dân sự , dù các bên không thỏa thuận về lãi suất hoặc thỏa thuận nhưng không xác định rõ mức lãi suất là bao nhiêu thì vẫn được áp dụng.

Cụ thể, khi phát sinh nghĩa vụ chậm trả tiền/vi phạm thời hạn thanh toán tiền lãi, tiền gốc phải trả cho bên vay thì bên đi vay phải thực hiện trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

Khoản 2 Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mức lãi suất tối đa được áp dụng trong trường hợp này là 10%/năm.

Tức, khi không có thỏa thuận về lãi suất chậm trả, bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay phải trả tiền lãi với lãi suất tối đa là 10%/năm đối với số tiền chậm trả/chậm thanh toán của họ.

Ví dụ, A cho B vay a đồng trong thời hạn 2 năm, hợp đồng vay không lãi suất, kỳ trả nợ là hàng tháng, mỗi tháng d đồng.

Tháng thứ 10, B chậm thanh toán tiền theo hợp đồng vay 20 ngày.

Lúc này, số tiền chậm trả mà B có nghĩa vụ phải thanh toán thêm cho A, ngoài số tiền d đồng hàng tháng được tính như sau: d x 10% : 365 (ngày) x 20 = f (đồng).

Và, tổng số tiền mà B phải trả cho A tháng thứ 10 ở thời gian chậm trả 20 ngày là tổng của d (đồng) + f (đồng).

Như vậy, với câu hỏi, không thỏa thuận lãi suất chậm trả có được áp dụng không, chúng tôi giải đáp cho bạn dựa trên Điều 357 Bộ luật Dân sự là:

  • Bên cho vay vẫn được quyền áp dụng mức lãi suất tối đa là 10%/năm trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả của bên vay dù các bên không thỏa thuận trong hợp đồng vay;

  • Trường hợp bên vay không trả hoặc trả không đúng, bên cho vay có quyền yêu cầu bên B thực hiện cho đúng hoặc tiến hành giải quyết tranh chấp theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền;

Nếu không thỏa thuận lãi suất chậm trả có được áp dụng không?Nếu không thỏa thuận lãi suất chậm trả có được áp dụng không?

Quy định về lãi suất chậm trả trong hợp đồng thương mại ra sao?

Căn cứ quy định tại Điều 306 Luật Thương mại 2005, Điều 11 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP, bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hoặc chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí khác thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm trả tiền lãi do chậm thanh toán trng thời hạn chậm thanh toán.

Trong đó, mức lãi suất được ấn định là lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp các bên lựa chọn mức lãi suất khác hoặc pháp luật có quy định khác (ví dụ pháp luật điều chỉnh đối tượng tham gia giao dịch thương mại có quy định khác).

Cụ thể hơn, Điều 11 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn về việc xác định mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường đối với số tiền chậm trả như sau:

  • Lãi suất nợ quá hạn trung bình của ít nhất 3 ngân hàng thương mại, ví dụ Agribank, Vietinbank, BIDV…;

  • Và 3 ngân hàng thương mại này có đặc điểm là phải có trụ sở/chi nhánh/phòng giao dịch tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Tòa án đang giải quyết xét xử có trụ sở tại thời điểm thanh toán;

  • Nếu các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác về việc trả lãi suất thì được áp dụng theo lãi suất đó;

Thực tế cho thấy, việc áp dụng lãi suất quá hạn trung bình của ít nhất 3 ngân hàng thương mại tại thời điểm thanh toán rất khó thực hiện nếu các bên không yêu cầu Tòa án giải quyết.

Lý do là bởi vì lãi suất quá hạn của mỗi ngân hàng là khác nhau và đây là một trong những chính sách, chiến lược phát triển của mỗi ngân hàng.

Chính xác hơn, thì đây cũng được coi là một phần của bí mật kinh doanh hoặc chính sách thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

Do vậy, nếu các bên không có thỏa thuận hoặc pháp luật không có quy định khác thì việc áp dụng cách xác định lãi suất theo Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP khi không giải quyết tại tòa sẽ rất khó khăn.

Vậy nên, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho mình cũng như giảm tránh các rủi ro pháp lý không cần thiết, các bên nên thỏa thuận lãi suất này.

Bên cạnh đó, việc yêu cầu thanh toán tiền lãi chậm trả của bên bị vi phạm là quyền của họ, vì thế, nếu các bên không thỏa thuận trong hợp đồng thương mại thì bên bị vi phạm vẫn đương nhiên được áp dụng.

Lãi suất chậm trả trong hợp đồng thương mạiLãi suất chậm trả trong hợp đồng thương mại

Lưu ý rằng, lãi suất áp dụng để tính tiền thanh toán chậm trả sẽ khác với lãi suất trong phạt vi phạm của hợp đồng thương mại (nếu các bên có thỏa thuận phạt vi phạm).

Kết luận: Ttrong hợp đồng dân sự, không thỏa thuận lãi suất chậm trả có được áp dụng không được chúng tôi giải đáp dựa trên Bộ luật Dân sự tại Điều 357 như sau:

  • Được quyền áp dụng mà không cần các bên có thỏa thuận trong hợp đồng;

  • Lãi suất cao nhất được áp dụng trong trường hợp này là 10%/năm;

Tương tự, lãi suất chậm trả tiền trong hợp đồng thương mại cũng không buộc các bên phải thỏa thuận nhưng cách tính, áp dụng lãi suất có sự khác biệt so với hợp đồng vay tiền dân sự.

Theo đó, mức lãi suất được áp dụng trong hợp đồng thương mại để tính tiền chậm trả là lãi suất quá hạn trung bình của ít nhất 03 ngân hàng thương mại có trụ sở/chi nhánh/phòng giao dịch tại địa bàn cấp tỉnh nơi Tòa án giải quyết vụ việc tranh chấp có trụ sở.

Trên đây là giải đáp về Không thỏa thuận lãi suất chậm trả có được áp dụng không? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X