Tố giác tội phạm được xem là nghĩa vụ bắt buộc với công dân trong công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm. Vậy nếu không tố giác tội phạm có bị pháp luật xử lý không?
Hành vi không tố giác tội phạm là gì?
Hành vi không tố giác tội phạm là việc một người, một gia đình, tổ chức… không báo cho cơ quan có thẩm quyền ngay sau khi biết hoặc phát hiện về hành vi phạm tội của người khác.
Theo quy định pháp luật thì tố giác tội phạm được xem là một trong những nghĩa vụ bắt buộc của công dân phát sinh với mục đích phòng ngừa, đấu tranh, phòng chống tội phạm.
Người biết được hành vi phạm tội của người khác nhưng không tố giác với cơ quan có thẩm quyền có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự.
Tố giác tội phạm có vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự, từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố đến xét xử góp phần giải quyết vụ án đảm bảo tính khách quan, xét xử đúng người, đúng tội, đúng với quy định của pháp luật, đặc biệt không bỏ lọt tội phạm.
Vậy, hiện nay pháp luật hình sự quy định về tội không tố giác tội phạm như thế nào?
Không tố giác tội phạm có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Ảnh minh họa.
Không tố giác tội phạm ma túy, xử lý ra sao?
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Tội không tố giác tội phạm hiện nay được quy định tại khoản 1 Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:
1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Cũng tại khoản 2 Điều này, nếu người không tố giác đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.
Xét về tội danh của người ở cùng phòng với anh trai bạn về hành vi mua bán trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:
1. Phạt tù từ 02 - 07 năm nếu mua bán trái phép chất ma túy
2. Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, nếu thuộc một trong các hành vi
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
...
3. Phạt tù từ 15 - 20 năm, nếu buôn bán nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam; Heroine, Cocaine…có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;...
4. P hạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu buôn bán nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;
Điều 251 Bộ luật Hình sự được quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 389 Bộ luật hình sự về tội che giấu tội phạm cụ thể:
“Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây của Bộ luật này, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:...
e) Các điều 248, 249, 250, 251, 252 và 253, khoản 2 Điều 254, các điều 255, 256, 257 và 258, khoản 2 Điều 259; …
Căn cứ các quy định nêu trên thì anh trai bạn có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với hành vi không tố giác tội phạm. Tùy thuộc vào hành vi, mức độ có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
Không tố giác tội phạm đánh bạc, có bị phạt?
Cảm ơn câu hỏi của bạn, căn cứ nội dung Điều 390 Bộ luật Hình sự đã nêu trên thì người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm khi biết rõ một trong các hành vi tội phạm được quy định tại Điều 389 của Bộ luật hình sự đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác và không thuộc trường hợp quy định
Xét thấy tội phạm đánh bạc theo Điều 321 Bộ Luật hình sự, không thuộc các trường hợp tội phạm phải tố giác theo Điều 389 của Bộ Luật hình sự.
Đồng thời, bác của bạn trước đó không hề biết họ tổ chức đánh bạc, cũng không tham gia đánh bạc nên bác sẽ không bị khép vào tội danh không tố giác tội phạm.
Tuy nhiên, bác cần khai báo chính xác, trung thực trước cơ quan chức năng, có thể:
- Trích xuất camera ở thời điểm xảy ra sự việc (nếu có)
- Nhờ người làm chứng
Để hỗ trợ lực lượng chức năng làm rõ vụ việc.
Trên đây là thông tin liên quan đến vấn đề tố giác tội phạm. Nếu còn có vướng mắc, có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.