hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 11/01/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Trường hợp nào phải bật xi nhan? Không bật phạt bao nhiêu?

Không xi nhan phạt bao nhiêu tiền theo quy định tại Nghị định 100, Nghị định 123? Bật xi nhan được áp dụng trong những trường hợp nào? Mức phạt đối với ô tô, xe máy có giống nhau không? HieuLuat giải đáp chi tiết trong bài dưới đây.

Mục lục bài viết
  • 1. Các trường hợp phải bật xi nhan là gì?
  • 1.1. Khi chuyển hướng xe
  • 1.2. Khi chuyển làn đường
  • 1.3. Khi đi qua vòng xuyến
  • 1.4. Khi đi theo đường cong
Câu hỏi: Xin HieuLuat tư vấn giúp tôi các vấn đề sau đây:

Một là, các trường hợp phải bật đèn xi nhan khi tham gia giao thông hiện nay gồm những trường hợp nào?

Hai là, mức phạt với hành vi không xi nhan là bao nhiêu? Người vi phạm có bị tạm thu giữ phương tiện không?

Xin chân thành cảm ơn!

Chào bạn, về vấn đề bạn hỏi liên quan đến khi nào phải bật xi nhan, không xi nhan phạt bao nhiêu mà bạn quan tâm được HieuLuat giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây:

Những trường hợp nào người lái xe phải bật xi nhan?

Luật giao thông đường bộ 2008 quy định khi tham gia giao thông nếu các phương tiện muốn chuyển hướng người điều khiển phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

Cụ thể, các trường hợp phương tiện phải bật xi nhan khi tham gia giao thông bao gồm: Chuyển hướng, chuyển làn, đi qua vòng xuyến, dừng đỗ xe,... Chi tiết như sau:

Một là, khi chuyển hướng xe

Phương tiện tham gia giao thông muốn chuyển hướng thì phải có tín hiệu báo rẽ (bật xi nhan trái hoặc xi nhan phải) đến thời điểm sang phần đường rẽ thì mới được tắt.

Cụ thể quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Giao thông đường bộ:

1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

Lưu ý: Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng khi chuyển hướng phải:

  • Nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ;

  • Nhường đường cho xe đi ngược chiều;

  • Chỉ chuyển hướng xe nếu quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác;

Hai là, khi cho xe chuyển làn đường

Theo khoản 1 Điều 13 Luật Giao thông đường bộ quy định người lái xe phải có tín hiệu xin chuyển làn đường trong trường hợp được phép chuyển làn như sau:

1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
...

Khi thực hiện chuyển làn đường, người lái xe phải đảm bảo an toàn giao thông theo luật định, đồng thời, việc chuyển làn chỉ được thực hiện ở những nơi được phép (có biển báo, vạch kẻ cho phép chuyển làn, theo sự điều khiển của người hướng dẫn/kiểm soát giao thông...).

Bên cạnh đó, Cục Cảnh sát giao thông cũng khuyến nghị, người điều khiển ô tô cũng phải bật đèn báo hiệu trong trường hợp:

Ba là, phải bật xi nhan khi đi qua vòng xuyến

Việc di chuyển theo vòng xuyến chính là việc chuyển hướng di chuyển của xe, do đó, đây cũng là trường hợp mà người lái xe phải bật đèn tín hiệu xin rẽ (bật xi nhan).

Theo nguyên tắc cơ bản vào trái, ra phải thì khi lưu thông đến khu vực có vòng xuyến, người điểu khiển phương tiện phải:
  • Bật xi nhan trái khi vào vòng xuyến;

  • Bật xi nhan phải khi ra khỏi vòng xuyến;

Bốn là, bật xi nhan khi đi theo đường cong

Nếu xe cua theo đường cong mà không phải ngã rẽ hay chuyển hướng, chuyển làn thì vẫn xem là đi trên đoạn đường thẳng.

Nếu không gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông phía sau và chiều ngược lại thì không bắt buộc bật xi nhan.

Tuy nhiên, nếu lùi theo đường cong như lùi vào ngõ thì bắt buộc phải bật đèn tín hiệu như khi chuyển hướng xe.

Năm là, phải bật xi nhan khi đi qua ngã 3 chữ Y

Người điều khiển phương tiện giao thông phải bật xi nhan nếu có biển báo ngã rẽ.

Trường hợp không có biển báo, có thể đi thẳng theo nhánh bên phải từ chân chữ Y lên mà không cần xi nhan.

Như vậy, có 5 trường hợp như chúng tôi nêu trên, người tham gia giao thông phải thực hiện bật đèn xi nhan (tín hiệu báo rẽ).

Với vấn đề không xi nhan phạt bao nhiêu, mức phạt có tăng không, chúng tôi giải đáp chi tiết ở phần dưới.

Không xi nhan phạt bao nhiêu theo quy định mới 2023?

Không xi nhan phạt bao nhiêu theo quy định mới 2023?


Không xi nhan phạt bao nhiêu theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP?

Câu hỏi không xi nhan phạt bao nhiêu mà bạn đang quan tâm được giải đáp theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021 của Chính phủ.

Theo 2 Nghị định này, mức phạt đối với người điều khiển từng loại phương tiện tham gia giao thông là khác nhau.

Trong đó, mức phạt cao nhất được áp dụng đối với ô tô có thể lên đến 6 triệu đồng, xe máy là 600.000 đồng hoặc xe máy chuyên dùng là 1 triệu đồng.

Người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn tùy thuộc mức độ vi phạm.

Cụ thể, mức phạt áp dụng đối với hành vi không xi nhan theo quy định của người điều khiển phương tiện giao thông như sau:

Loại phương tiện vi phạm

Hành vi vi phạm

Mức phạt

Hình thức xử phạt bổ sung

Căn cứ pháp lý

Xe ô tô và tương tự xe ô tô

Dừng/đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết

300.000 đồng - 400.000 đồng

Tước bằng lái xe từ 2 - 4 tháng nếu hành vi vi phạm gây tai nạn

  • điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019, điểm i khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021;

  • điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019;

Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước

400.000 đồng - 600.000 đồng

-/-

điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019

Chuyển hướng không xo tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức)

800.000 đồng - 1 triệu đồng

-/-

điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019

Lùi xe không có tín hiệu báo trước

-/-

điểm o khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019

Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước khi di chuyển trên đường cao tốc

4 triệu - 6 triệu

Tước bằng lái/quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng

  • điểm g khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019, điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021;

  • điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019;

Xe gắn máy, xe mô tô, hoặc các phương tiện khác tương tự xe mô tô/xe gắn máy

Chuyển làn đường nhưng không có tín hiệu báo trước

100.000 đồng- 200.000 đồng

-/-

điểm i khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019

Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức

400.000 đồng - 600.000 đồng

-/-

điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019

Xe máy chuyên dùng/máy kéo

Lùi xe không có tín hiệu báo trước

300.000 đồng - 400.000 đồng

-/-

  • điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 100/2019;

  • điểm i khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021;

Dừng, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết

Tước bằng lái xe (máy kéo)/chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (xe máy chuyên dùng) từ 2- 4 tháng nếu người vi phạm gây tai nạn

  • điểm g khoản 2 Điều 7 Nghị định 100/2019, điểm i khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021;

  • điểm b khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019

Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc

800.000 đồng - 1 triệu đồng

Tước bằng lái xe (máy kéo)/chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (xe máy chuyên dùng) từ 1- 3 tháng

điểm d khoản 4, điểm a khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019;

Không xi nhan theo quy định có thể bị tạm giữ xeKhông xi nhan theo quy định có thể bị tạm giữ xe
Lưu ý:
  • Người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm cũng có thể bị tạm giữ giấy tờ, phương tiện để đảm bảo thực hiện quyết định xử phạt hoặc để xác minh theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019, sửa đổi bởi khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021;

  • Giấy tờ bị tạm giữ có thể là giấy phép lái xe/giấy thông hành/hoặc giấy tờ khác tương tự giấy phép lái xe;

  • Trường hợp không có, không mang giấy phép lái xe thì người vi phạm bị tạm giữ phương tiện;

Kết luận: Không xi nhan phạt bao nhiêu, có bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung không mà bạn vướng mắc được chúng tôi giải đáp chi tiết như trên.

Người điều khiển từng loại phương tiện giao thông có hành vi vi phạm không xi nhan theo quy định có mức phạt khác nhau.

Người vi phạm còn có thể bị tước bằng lái xe có thời hạn.

Hieuluat vừa giải đáp các vướng mắc về không xi nhan phạt bao nhiêu? Nếu còn thắc mắc, hãy để lại câu hỏi để chúng tôi hỗ trợ bạn hoặc gọi đến hotline  19006199 để được tư vấn.
Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X