hieuluat
Chia sẻ email

Khung giá đất và bảng giá đất khác nhau như thế nào?

Khung giá đất và bảng giá đất là 02 thuật ngữ mà không phải ai cũng nắm vững và phân biệt được. Bài viết dưới đây sẽ giải thích, so sánh và làm rõ khung giá đất và bảng giá đất khác nhau thế nào?

Mục lục bài viết
  • Khung giá đất là gì? Bảng giá đất là gì?
  • Khung giá đất và bảng giá đất khác nhau như thế nào?
  • Thời gian sử dụng của khung giá đất và bảng giá đất
Câu hỏi: Nhà tôi có một nửa miếng đất thuộc diện quy hoạch mở rộng đường của Ủy ban nhân dân tỉnh nên bị thu hồi. Cán bộ nhà nước có nói với tôi là sẽ thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng theo Khung giá đất và bảng giá đất. Luật sư cho tôi hỏi khung và bảng giá đất là gì?

Khung giá đất là gì? Bảng giá đất là gì?

Khung giá đất là gì? Bảng giá đất là gì?

Khung giá đất là gì? Bảng giá đất là gì?

Hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật chưa quy định về khái niệm khung giá đất cũng như bảng giá đất.

Tuy nhiên khung giá đất có thể được hiểu là các quy định của cơ quan nhà nước để xác định giá đất thấp nhất cho đến cao nhất cho mỗi loại đất cụ thể.

Căn cứ xây dựng khung giá đất là giá đất thị trường, các yếu tố tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế xã hội, tình hình sử dụng đất đai…

Hơn nữa khung giá đất là cơ sở để Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương làm căn cứ xây dựng nên bảng giá đất và giá đất cụ thể. Khung giá đất hiện hành được quy định tại các phụ lục từ I - XI của Nghị định 96/2019/NĐ-CP.

Còn bảng giá đất được hiểu là mức giá của mỗi loại đất theo từng vị trí do Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương ban hành để cung cấp thông tin về giá đất trên cơ sở khung giá đất, nguyên tắc, phương pháp định giá đất.

Và là căn cứ để tính tiền sử dụng đất, tiền thuế đất, xử lý vi phạm hành chính về đất đai,.. theo khoản 2 Điều 114 Luật Đất đai 2013.

Ví dụ: Bảng giá đất hiện hành của Thành phố Hồ Chí Minh được quy định tại Quyết định 02/2020/QĐ-UBND về ban hành quy định bảng giá đất trên địa bàn khu vực Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng từ năm 2020 - 2024.

Khung giá đất và bảng giá đất khác nhau như thế nào?

Để so sánh khung giá đất và bảng giá đất khác nhau như thế nào, mời quý bạn đọc theo dõi bảng dưới đây:

Khung giá đất và bảng giá đất khác nhau như thế nào?

Khung giá đất và bảng giá đất khác nhau như thế nào?

Tiêu chí so sánh

Khung giá đất

Bảng giá đất 

Cơ sở pháp lý

- Điều 113 Luật Đất đai 2013

- Nghị định 44/2014/NĐ-CP

- Nghị định 96/2019/NĐ-CP

- Điều 114 Luật Đất đai 2013

- Nghị định 44/2014/NĐ-CP

- Nghị định 01/2017/NĐ-CP

- Quyết định của UBNDcấp tỉnh/thành phố thuộc Trung ương

Cơ quan ban hành

Chính phủ

UBND cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương

Phạm vi

Phạm vi rộng trên toàn quốc

Hẹp hơn, áp dụng tại địa bàn trong tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương

Vai trò

- Làm căn cứ để Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng bảng giá đất và giá đất cụ thể cho địa phương

- Tính tiền sử dụng đất

- Tình thuế sử dụng đất

- Tính thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng

- Tính lệ phí, phí sử dụng đất

- Tính tiền để  xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

- Tính mức bồi thường trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất

Các trường hợp thay đổi điều chỉnh

Giá đất thị trường tăng hoặc giảm > 20% so với giá tối đa hoặc tối thiểu so với khung giá đất

Giá đất thị trường tăng hoặc giảm > 20% so với giá tối đa hoặc tối thiểu trong bảng giá đất trong 180 ngày

- Chênh lệch > 20% so với khung giá đất

Thời gian sử dụng của khung giá đất và bảng giá đất

Khung giá đất và bảng giá đất đều có hiệu lực là 05 năm, cứ theo định kỳ sau mỗi 05 năm khung giá đất và bảng giá đất sẽ thay đổi.

Thông thường khung giá đất thay đổi trước và bảng giá đất sẽ thay đổi sau vài tháng. Tuy nhiên tùy vào tình hình thực tế, giá cả thị trường, mà chính phủ hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương điều chỉnh để phù hợp với thực tế.

Căn cứ Điều 113 Luật Đất đai 2013 Chính phủ ban hành khung giá đất sau mỗi 05 năm, tuy nhiên nếu giá đất thị trường tăng hoặc giảm > 20% so với giá tối đa hoặc tối thiểu so với khung giá đất thì Chính phủ sẽ thực hiện điều chỉnh cho phù hợp.

Căn cứ khoản 1 Điều 114 Luật Đất đai 2013, khoản 1 Điều 14 Nghị định 44/2014/NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng bảng giá đất và trình Hội đồng nhân dân thông qua và công bố vào ngày 01/01 sau mỗi 05 năm.

Tuy nhiên trong các trường hợp sau đây UBND sẽ thực hiện điều chỉnh cho phù hợp:

- Chính phủ điều chỉnh khung giá đất mà làm cho giá tối đa hoặc giá tối thiểu trong bảng giá chênh lệch hơn 20%; hoặc

- Trong quá trình thực hiện bảng giá đất mà giá đất chênh lệch hơn 20% so với thị trường trong vòng 180 ngày

Bài viết đã gửi đến bạn đọc thông tin về khung giá đất và bảng giá đất. Hi vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về nội dung này, nếu cần giải đáp thắc mắc liên quan, hãy liên hệ tổng đài  19006199 để được hỗ trợ nhanh chóng.

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X