hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 19/01/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Có phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh?

Kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh chữa bệnh gần đây đang được nhiều bạn đọc quan tâm, cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Mục lục bài viết
  • Kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh chữa bệnh áp dụng với ai?
  • Lộ trình kiểm tra đánh giá năng lực để hành nghề khám bệnh chữa bệnh
  • Cơ quan nào kiểm tra đánh giá năng lực để hành nghề khám bệnh chữa bệnh
Câu hỏi: Xin chào Luật sư, tôi có vấn đề cần hỏi như sau: tôi đã tốt nghiệp đại học ngành điều dưỡng và đang thực tập ở một bệnh viện tư nhân trên địa bàn khu vực thành phố Biên Hoà. Tôi nghe nói muốn hành nghề khám chữa bệnh thì phải tham gia kì thi đánh giá năng lực để có thể hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Luật sư cho tôi hỏi kì thi này do ai tổ chức, đánh giá như thế nào và dành cho những đối tượng nào? Xin cảm ơn.

Kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh chữa bệnh áp dụng với ai?

Kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh chữa bệnh áp dụng với ai?Kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh chữa bệnh áp dụng với ai?

Theo Khoản 1 Điều 24 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, việc kiểm tra đánh giá năng lực để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện trước khi cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh, và được áp dụng đối với các đối tượng sau:

- Bác sỹ

- Y sỹ

- Điều dưỡng

- Hộ sinh

- Kỹ thuật y

- Dinh dưỡng lâm sàng

- Tâm lý lâm sàng

- Cấp cứu viên ngoại viện 

Theo đó, những người có chức danh trên có quyền đăng ký tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh nhưng phải đáp ứng các điều kiện tại Khoản 2 Điều 24 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, cụ thể gồm các điều kiện sau:

- Có văn bằng phù hợp với từng chức danh chuyên môn như đã đề cập ở trên.

- Đã hoàn thành công tác thực hành khám bệnh và chữa bệnh. Việc thực hành khám chữa bệnh được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

  • Phù hợp với chuyên môn của người thực hành

  • Thực hành tại các cơ sở khám chữa bệnh có phạm vi và hoạt động phù hợp với chuyên môn thực hành

  • Thời gian thực hành phù hợp với mỗi chức danh

  • Cơ sở thực hành phải phân công người hướng dẫn đồng thời phải đăng ký danh sách những người thực hành tại cơ sở của mình trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và phải có trách nhiệm cấp giấy xác nhận thực hành cho người thực hành

  • Người hướng dẫn thực hành có phạm vi hành nghề phù hợp với nội dung hướng dẫn, chịu trách nhiệm về hoạt động chuyên môn của người thực hành trong quá trình thực hành, trừ trường hợp có hành vi cố ý vi phạm pháp luật của người thực hành

- Người thực hành phải tuân thủ, nghe theo sự phân công, sự hướng dẫn của người hướng dẫn và phải có thái độ tôn trọng các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của người bệnh.

Lộ trình kiểm tra đánh giá năng lực để hành nghề khám bệnh chữa bệnh

Theo Điều 9 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP, việc tổ chức, lộ trình kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được quy định như sau:

Lộ trình kiểm tra đánh giá năng lực để hành nghề khám bệnh chữa bệnhLộ trình kiểm tra đánh giá năng lực để hành nghề khám bệnh chữa bệnh

Nội dung để kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh được thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn về năng lực nghề nghiệp tương ứng với từng chức danh của người tham dự và bộ công cụ đánh giá năng lực.

Hội đồng Y khoa Quốc gia có trách nhiệm xây dựng Bộ Quy chế; tiêu chí của cơ sở kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là địa điểm tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và  trình lên Bộ trưởng Bộ Y tế để phê duyệt.

Theo đó, Hội đồng Y khoa Quốc gia chịu trách nhiệm thực hiện các công tác sau:

- Chủ trì và tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo Quy chế kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề như đã chuẩn bị.

- Lựa chọn cơ sở để tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh sao cho đảm bảo đáp ứng theo tiêu chí đã được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt.

Đồng thời, Hội đồng Y khoa Quốc gia có trách nhiệm xây dựng mức thu, chế độ thu và nộp, quản lý, sử dụng chi phí một cách chi tiết để kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh để trình lên Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt.

Cơ quan nào kiểm tra đánh giá năng lực để hành nghề khám bệnh chữa bệnh

Theo Điều 28 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:

- Bộ Y tế: cấp giấy phép hành nghề đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế;

- Bộ Quốc phòng: cấp giấy phép hành nghề đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc Phòng;

- Bộ Công an: cấp giấy phép hành nghề đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công an;

- Nếu người xin cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh không thuộc ba trường hợp trên, cơ quan cấp giấy phép hành nghề là Cơ quan chuyên môn về y tế trực thuộc UBND tỉnh.

Trên đây là các nội dung liên quan đến quy định về kiểm tra đánh giá năng lực để hành nghề khám bệnh chữa bệnh. Mong rằng bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về vấn đề này. Nếu có các vấn đề liên quan cần giải đáp và hỗ trợ, bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại hotline  19006192.
Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X