hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 14/01/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Bán quần áo, rượu, bánh kẹo… lậu dịp Tết, bị phạt bao nhiêu tiền?

Mỗi dịp Tết đến, xuân về, nhu cầu mua sắm của người dân lại tăng cao, lợi dụng điều này, nhiều thương nhân nhập lậu hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ để bán ra thị trường. Nhiều năm nay, đây vẫn là “vấn nạn” mỗi dịp Tết. Thế nhưng hành vi này sẽ bị xử phạt nghiêm theo quy định.

Mục lục bài viết
  • Thế nào là hàng hóa nhập lậu?
  • Buôn bán hàng nhập lậu bị phạt bao nhiêu tiền?
  • Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu
Câu hỏi: Xin hỏi, theo quy định hiện hành, trường hợp kinh doanh hàng nhập lậu (quần áo và bánh kẹo) thì bị xử phạt thế nào? Tôi cảm ơn!

Thế nào là hàng hóa nhập lậu?

Tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định hàng hóa nhập lậu gồm các sản phẩm sau:

- Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu;

- Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;

- Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;

- Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;

- Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.

Theo đó, nếu bạn nhập khẩu hàng hóa thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì hàng hóa này được xác định là hàng nhập lậu. Với hành vi nhập lậu hàng hóa, buồn bán hàng nhập lậu… có thẻ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Kinh doanh hàng hóa nhập lậu dịp Tết, phạt bao nhiêu tiền? (Ảnh minh họa)


Buôn bán hàng nhập lậu bị phạt bao nhiêu tiền?

Điều 15 Nghị định 98/2020 đã quy định rất rõ mức phạt tiền với hành vi kinh doanh hàng nhập lậu, theo đó phạt tiền sẽ dựa trên giá trị của hàng nhập lậu, cụ thể:

STT

Già trị hàng nhập lậu

Mức tiền phạt

1

Dưới 03 triệu đồng

Từ 500.000 đồng - 01 triệu đồng

2

Từ 03 - dưới 05 triệu đồng

Từ 01 - 02 triệu đồng

3

Từ 05 - dưới 10 triệu đồng

Từ 02 - 04 triệu đồng

4

Từ 10 - dưới 20 triệu đồng

Từ 04 - 06 triệu đồng

5

Từ 20 - dưới 30 triệu đồng

Từ 06 - 10 triệu đồng

6

Từ 30 - dưới 50 triệu đồng

Từ 10 - 20 triệu đồng

7

Từ 50 - dưới 70 triệu đồng

Từ 20 - 30 triệu đồng

8

Từ 70 - dưới 100 triệu đồng

Từ 30 - 40 triệu đồng

9

Từ 100 triệu đồng trở lên

Từ 40 - 50 triệu đồng


- Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100 triệu đồng hoặc từ 100 triệu đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;Ngoài ra, phạt tiền gấp 02 lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu nêu trên, nếu:

- Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu;

- Hàng hóa nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế…

Bên cạnh xử phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị tịch thu tang vật. Trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm thì bị tịch thu phương tiện vận tải.

Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu

Theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015; sửa đổi bổ sung năm 2017, người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại mà trái pháp luật hàng hóa, tiền tệ Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội buôn lậu, cụ thể:

Khung hình phạt

Hành vi phạm tội

Mức xử phạt

01

- Trị giá từ 100 - dưới 300 triệu đồng; hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

- Phạt tiền từ 50 - 300 triệu đồng; hoặc

- Phạt tù từ 06 tháng - 03 năm:

02

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

- Có tổ chức;

- Có tính chất chuyên nghiệp;

- Vật phạm pháp trị giá từ 300 - dưới 500 triệu đồng;

- Thu lợi bất chính từ 100 - dưới 500 triệu đồng;

- Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

- Phạm tội 02 lần trở lên;

- Tái phạm nguy hiểm.

- Phạt tiền từ 300 triệu đồng - 1,5 tỷ đồng; hoặc

- Phạt tù từ 03 năm - 07 năm:

03

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

- Vật phạm pháp trị giá từ 500.000 - dưới 01 triệu đồng;

- Thu lợi bất chính từ 500 triệu - dưới 01 tỷ đồng.

- Phạt tiền từ 1,5 tỷ - 05 tỷ đồng; hoặc

- Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

04

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

- Vật phạm pháp trị giá 01 tỷ đồng trở lên;

- Thu lợi bất chính 01 tỷ đồng trở lên;

- Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

Phạt tù từ 12 - 20 năm.


Vừa rồi là các thông tin giải đáp về vấn đề phạt tiền hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu. Nếu còn thắc mắc, hãy để lại câu hỏi để chúng tôi hỗ trợ bạn hoặc gọi đến hotline  19006199 để được tư vấn.

Có thể bạn quan tâm

X