Lãi suất tiết kiệm ngân hàng được tính theo ngày, tháng hay năm? Thời hạn tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng. Công thức, phương pháp tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng. Mức lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam cao nhất là bao nhiêu? Tất cả những thông tin này có tại bài viết dưới đây.
Lãi suất tiết kiệm ngân hàng được tính theo ngày, tháng hay năm?
Lãi suất tiết kiệm ngân hàng được tính theo ngày, tháng hay năm?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 14/2017/TT-NHNN có quy định lãi suất đối với khoản tiền gửi (có bao gồm tiền gửi tiết kiệm) được tính theo lãi suất năm (quy đổi theo tỷ lệ %/năm).
Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nếu được tính theo tỷ lệ %/tháng, %/tuần, %/giờ được quy đổi sang mức lãi suất theo tỷ lệ %/ngày, từ tỷ lệ %/ngày quy đổi sang mức lãi suất theo tỷ lệ %/năm và ngược lại, trong đó thời gian để quy đổi được tính như sau:
- Một năm là 365 ngày;
- Một tháng là 30 ngày;
- Một tuần là 7 ngày;
- Một ngày là 24 giờ.
Thời hạn tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng
Thời hạn tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng
Thời hạn tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng được hiểu là toàn bộ khoảng thời gian mà ngân hàng và khách hàng thỏa thuận để tính tiền lãi của khoản tiền gửi.
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 14/2017/TT-NHNN có quy định về thời hạn tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng trong trường hợp thời hạn từ một ngày trở lên.
Theo đó, thời hạn này là do ngân hàng thỏa thuận với khách hàng về cách xác định theo 01 trong 02 cách như sau:
- Thời hạn tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng được xác định từ ngày tiếp theo ngày nhận tiền gửi đến hết ngày thanh toán khoản tiền gửi (tức là bỏ ngày đầu, tính ngày cuối của thời hạn), đồng thời thì thời điểm xác định số dư tính lãi là đầu mỗi ngày trong thời hạn tính lãi.
- Thời hạn tính lãi được xác định từ ngày nhận tiền gửi đến hết ngày liền kề trước ngày thanh toán hết khoản tiền gửi (tức là tính ngày đầu, bỏ ngày cuối của thời hạn), đồng thời thời điểm xác định số dư để tính lãi là cuối mỗi ngày trong thời hạn tính lãi.
Công thức, phương pháp tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng
Căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 14/2017/TT-NHNN thì công thức tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng được tính theo ngày. Nếu việc gửi tiết kiệm được tính thực hiện theo kỳ thì số tiền lãi là tổng số tiền lãi ngày của các ngày trong kỳ đó.
Cụ thể công thức tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng được quy định như sau:
Số tiền lãi suất tiết kiệm của 1 ngày = | Số dư thực tế x Lãi suất |
365 | |
Số tiền lãi suất tiết kiệm của kỳ tính = | ∑ ( Số dư thực tế x số ngày duy trì số dư thực tế x Lãi suất) |
365 |
Ví dụ: Gửi tiết kiệm không kỳ hạn đối với khoản tiền 100.000.000 đồng với mức lãi suất 5%/năm, thì cách tính lãi suất là:
- Số tiền lãi suất nhận được sau 1 năm = 100.000.000 x 5% x 365/365 = 5.000.000 đồng
- Số tiền lãi nhận được sau 1 tháng (giả sử tháng này có 30 ngày) = 100.000.000 x 5% x 30/365 = 410.959 đồng
Hiện nay tồn tại hai phương pháp tính lãi đơn và tính lãi kép. Trong đó, lãi đơn được tính dựa trên số tiền gốc ban đầu trong một thời gian nhất định còn lãi kép được tính dựa trên số tiền gốc cộng với số tiền lãi trước đó. Từ công thức được quy định bên trên, công thức tính tổng tiền gửi tiết kiệm khi áp dụng cách tính lãi đơn và kép được cụ thể như sau:
- Đối với lãi đơn: T = A x (1+ n x r)
- Đối với lãi kép: T = A x (1+r)^n
Trong đó:
+ P là tổng số tiền người gửi tiền nhận được
+ A là số tiền gốc
+ n là kỳ hạn
+ r là lãi suất
Mức lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam cao nhất là bao nhiêu?
Lãi suất đối với tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn dưới 01 tháng, kỳ hạn từ 01 tháng - dưới 06 tháng được quy định không được vượt quá mức lãi suất tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định theo từng thời kỳ và từng loại hình tổ chức tín dụng (khoản 1 Điều 1 Thông tư 07/2014/TT-NHNN).
Mới nhất tại Quyết định 1124/QĐ-NHNN 2023 (áp dụng từ kể từ ngày 19 tháng 6 năm 2023), mức lãi suất tối đa này là:
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,5%/năm.
- Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ một tháng đến dưới sáu tháng là 4,75%/năm. Trong đó, riêng đối với Tổ chức tài chính vi mô và Quỹ tín dụng nhân dân áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ một tháng đến dưới sáu tháng là 5,25%/năm.
Tuy nhiên, căn cứ khoản 2 Điều 1 Thông tư 07/2014/TT-NHNN thì lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam có kỳ hạn từ 06 tháng trở lên sẽ do tổ chức tín dụng quyết định dựa trên cơ sở cung - cầu của vốn thị trường.
Tóm lại, tùy vào từng ngân hàng mà mức lãi suất đối với tiền gửi sẽ khác nhau và không bị pháp luật quy định về mức tối đa trong trường hợp gửi tiền bằng đồng Việt Nam có kỳ hạn từ trên 06 tháng.
Trường hợp tiền gửi bằng đồng Việt Nam mà không kỳ hạn, hoặc có kỳ hạn dưới 01 tháng, kỳ hạn từ 01 tháng - dưới 06 tháng thì mức lãi suất tối đa được thực hiện theo quy định nêu trên.
Trên đây là thông tin về lãi suất tiết kiệm ngân hàng, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài 19006192 để được hỗ trợ nhanh nhất.