Để tránh gây tai nạn và làm ảnh hưởng đến người khác, điều khiển xe theo đúng quy định là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Vậy lái xe máy 1 tay có bị phạt không?
Lái xe máy 1 tay có bị phạt không?
Hiện nay, pháp luật nước ta chưa có các quy định về việc xử phạt người đi xe máy bằng một tay.
Lái xe máy 1 tay có bị phạt không?
Cụ thể, căn cứ theo điểm đ khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người điều khiển xe máy không được buông cả 2 tay khi đang điều khiển xe; đi xe bằng 1 bánh (đối với xe 2 bánh) và đi xe bằng 2 bánh (đối với xe 3 bánh). Theo đó, Luật không đề cập cụ thể đến việc cấm chủ phương tiện thực hiện hành vi đi xe máy bằng một tay.
Ngoài ra, tại điểm a khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP chỉ quy định xử phạt những hành vi như sau:
Phạt tiền từ 06 triệu - 08 triệu đồng đối với người điều khiển xe máy có hành vi vi phạm sau đây: Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; điều khiển xe bằng chân; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe lái xe; thay người lái xe khi xe đang chạy; quay người về phía sau để lái xe hoặc bịt mắt lái xe,..
Như vậy, hiện nay pháp luật chưa có quy định về việc xử phạt người điều khiển xe máy bằng một tay. Tuy nhiên, hành vi điều khiển xe bằng một tay này rất nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều rủi ro khi tham gia giao thông, chẳng hạn như:
- Khả năng kiểm soát tay lái bị hạn chế, dễ dẫn đến lạng lách, đánh võng, thậm chí ngã xe.
- Khó xử lý kịp thời những tình huống bất ngờ trên đường.
- Gây cản trở giao thông, nguy hiểm cho bản thân và người tham gia giao thông khác.
Lái xe ô tô 1 tay bị phạt thế nào?
Hiện tại, theo quy định của pháp luật, việc buông 2 tay ra khỏi vô lăng của người lái ô tô và các loại xe tương tự khi xe đang di chuyển là không vi phạm pháp luật. Pháp luật cũng không quy định về việc xử phạt đối với người điều khiển ô tô bằng 1 tay.
Lái xe ô tô 1 tay bị phạt thế nào?
Tuy nhiên, nếu người lái ô tô buông tay để sử dụng điện thoại di động trong quá trình lái xe sẽ bị phạt từ 1 triệu - 2 triệu đồng (theo điểm a, khoản 4, điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP), và cũng có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 1 - 3 tháng.
Bên cạnh việc buông tay khỏi vô lăng khi đang lái xe để sử dụng điện thoại di động, pháp luật còn quy định mức phạt cho hành vi điều khiển vô lăng ô tô bằng chân.
Cụ thể, người lái ô tô dùng chân điều khiển vô lăng sẽ bị phạt từ 10 triệu - 12 triệu đồng đồng (căn cứ theo điểm b, khoản 7, điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Vừa lái xe vừa nghe điện thoại có bị tịch thu bằng lái?
Người vừa lái xe vừa nghe điện thoại có thể bị tịch thu bằng lái nếu rơi vào các trường hợp do pháp luật quy định. Cụ thể, theo điểm h khoản 4, điểm b, c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, khoản 34, 35 và 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, điểm c khoản 35, hành vi này bị xử phạt như sau:
Người nghe điện thoại trong khi đang lái/điều khiển xe máy thì có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng và có thể bị tước quyền sử dụng bằng lái xe trong khoảng thời gian từ 01 - 03 tháng.
Ngoài ra, trong trường hợp người đó có hành vi vi phạm nghe điện thoại khi đang lái xe máy mà dẫn đến hậu quả là gây ra tai nạn giao thông thì người đó sẽ có thể bị tước/ tịch thu bằng lái xe trong khoảng thời gian từ 02 tháng - 04 tháng.
Vừa lái xe vừa đeo tai nghe có bị phạt không?
Theo khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008, người lái xe máy không được phép đeo tai nghe khi đang lái xe tham gia giao thông vì đây là hành vi bị nghiêm cấm.
Theo đó, căn cứ điểm h khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi và bổ sung bởi điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), xử phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: “ Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính”.
Như vậy, nếu người lái xe máy có sử dụng thiết bị âm thanh như tai nghe (ngoại trừ đeo các thiết bị trợ thính) khi tham gia giao thông thì phạt tiền đối với hành vi này là từ 800.000 - 1.000.000 đồng.
Trên đây là thông tin gửi đến bạn đọc về nội dung lái xe máy 1 tay có bị xử phạt không.
Nếu cần giải đáp về các quy định của pháp luật, hãy gọi ngay các chuyên viên pháp lý theo số 19006192 để được hỗ trợ