hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 27/04/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Lập di chúc cần nộp những khoản tiền gì?

Người có di sản có thể chọn cách lập di chúc phù hợp với hoàn cảnh của bản thân. Lập di chúc bao nhiêu tiền? Gồm những khoản gì?

Lập di chúc hết bao nhiêu tiền?

Câu hỏi: Tôi muốn công chứng di chúc thì hết bao nhiêu tiền?

Chào bác. Để thể hiện ý chí về việc phân chia tài sản của mình sau khi chết, nhiều người chọn lập di chúc có công chứng để đảm bảo tính hợp pháp của bản di chúc. Bác có thể tiến hành công chứng tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng.

(Văn phòng công chứng là một tổ chức hành nghề công chứng, được tổ chức và hoạt động theo Luật Công chứng; Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập; là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng).

Khi tiến hành công chứng di chúc, bác sẽ phải chịu các chi phí sau:

- Phí công chứng di chúc tại tổ chức công chứng: 50.000 đồng/di chúc (Theo Thông tư 257/2016/TT-BTC).

- Thù lao công chứng di chúc: Do các tổ chức hành nghề công chứng và người yêu cầu công chứng tự thỏa thuận nhưng không được vượt quá mức trần thù lao công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành. Chẳng hạn:

+ Tại Hà Nội, thù lao soạn thảo di chúc tối đa 01 triệu đồng;

+ Tại TP.HCM phí soạn thảo di chúc đơn giản tối đa 70.000 đồng, di chúc phức tạp là 300.000 đồng tối đa. Ngoài ra, đánh máy sẽ thu 15.000 đồng/trang; Sao chụp giấy tờ, tài liệu 1000 đồng/trang A4;

+ Tại Đà Nẵng, mức trần với dịch vụ soạn thảo, đánmáyin văn bn gồm: Đối với các hợp đồng, giao dịch có tính chất đơn giản (không quá 2 trang văn bản) mất 60.000 đồng/hồ sơ; Đối với các hợp đồng, giao dịch có tính chất phức tạp (từ 3 trang văn bản trở lên) 100.000 đồng/hồ sơ. Nếu các bên có nhu cầu in thêm hợp đồng, giao dịch thì chi phí Đánh máy văn bản (trang A4) là 10.000 đồng/trang, Đánh máy văn bản (trang A3) 15.000 đồng/trang, Đánh máy văn bản (trang giấy khác ngoài trang A3, A4) 20.000 đồng/trang...

+ Tại Hải Phòng, mức trần thù lao công chứng được quy định như sau: Thù lao soạn thảo hợp đồng, giao dịch 01 triệu đồng/trường hợp; Thù lao đánh máy (đã bao gồm việc in ấn) 20.000 đồng/trang A4; Thù lao sao chụp giấy tờ, văn bản 5.000 đồng/trang A4.

+ Tại Cần Thơ, mức trần soạn thảo hợp đồng, giao dịch (bao gồm soạn thảo, đánh máy, in ấn) là 200.000 đồng/hợp đồng, giao dịch; Đánh máy giấy tờ, văn bản 20.000 đồng/trang; Sao chụp (photocopy) giấy tờ, văn bản 1.000 đồng/trang; Cấp bản sao văn bản công chứng 20.000 đồng/hồ sơ.

- Phí công chứng ngoài trụ sở (nếu có): Theo Luật Công chứng 2014, việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong một số trường hợp chẳng hạn người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.

Chi phí này cũng quy định theo từng văn phòng công chứng hoặc theo mức trần từng tỉnh. Chẳng hạn, tại TP.HCM, nếu công chứng trong phạm vi TP.HCM mà khoảng cách từ trụ sở tổ chức hành nghề dưới 5km thì phí là 500.000 đồng/lần; Cách trụ sở tổ chức hành nghề trên 5km, phí là 500.000 đồng+ 30.000 đồng/1 km vượt quá km thứ 5, nhưng không quá 1,2 triệu đồng đồng/1 lần.

Nếu công chứng di chúc ngoài phạm vi TP.HCM, đi và về trong buổi làm việc thì thù lao là 1,5 triệu đồng/lần; Đi và về trong ngày làm việc thì hết 02 triệu đồng/lần; Đi và về không trong ngày làm việc chi phí 2,5 triệu đồng/lần.

- Phí nhận lưu giữ di chúc: Theo Thông tư 256 nêu trên cũng quy định mức thu phí nhận lưu giữ di chúc là 100.000 đồng/trường hợp.

- Phí công bố di chúc: Không có quy định chung mà căn cứ từng phòng công chứng hoặc mức trần từng tỉnh. Chẳng hạn, tại Đà Nẵng việc công bố di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng phí là 100.000 đồng/trường hợp. Nếu công bố di chúc ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng thì phí vẫn là 100.000 đồng/trường hợp nhưng phải tính thêm chi phí ăn, ở, phương tiện đi lại theo thỏa thuận giữa người yêu cầu công chứng và tổ chức hành nghề công chứng.

Tuy nhiên, nếu chỉ chọn chứng thực di chúc, bác chỉ mất phí chứng thực di chúc là 50.000 đồng. Nếu chọn lập di chúc có người làm chứng hoặc không có người làm chứng thì không mất phí.

lap di chuc bao nhieu tien

Công chứng di chúc ở tỉnh khác có được không?

Câu hỏi: Tôi có nhà, đất và tiền mặt tại quê nhà Nam Định. Nay tôi vào thăm con tại TP.HCM nhưng sức khỏe kém, tôi muốn lập di chúc và công chứng tại đây luôn có được hay không?

Chào bác. Về vấn đề của bác, Điều 42 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:

Điều 42. Phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản

Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.


Như vậy, trường hợp của bác dù tài sản để lại thừa kế là bất động sản thì vẫn có thể thực hiện công chứng ở ngoài phạm vi tỉnh, thành phố nơi tổ chức công chứng đặt trụ sở.

Nghĩa là bác không phải đến tại Phòng/Văn phòng công chứng nơi có đất để thực hiện mà có thể công chứng tại bất cứ Phòng, Văn phòng công chứng nào tại TP.HCM.

Tuy nhiên, khi công chứng, bác cần có đủ giấy tờ về qyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở thì phòng công chứng mới có cơ sở tiến hành công chứng cho bác.

Trên đây là giải đáp lập di chúc bao nhiêu tiền? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ

>> Lập di chúc ở đâu hợp pháp?

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X