Hiện nay, di chúc có điều kiện đang dần trở nên phổ biến. Vậy di chúc có điều kiện là gì? Thủ tục lập di chúc có điều kiện được quy định ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới.
Hiện nay, di chúc có điều kiện đang dần trở nên phổ biến. Vậy di chúc có điều kiện là gì? Thủ tục lập di chúc có điều kiện được quy định ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới.
Di chúc có điều kiện là gì?
Hiện nay, tại Điều 624 Bộ Luật Dân Sự 2015 có quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Có thể thấy mục đích lập di chúc là nhằm dịch chuyển tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người khác sau khi chết.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có trường hợp người để lại di chúc vì lý do nào đó chưa muốn người được hưởng di chúc hưởng toàn bộ di sản ngay khi mở thừa kế mà muốn người hưởng thừa kế chỉ được hưởng di sản khi đạt được, làm được một số điều kiện mà người lập di chúc đặt ra. Lúc này, di chúc trở thành di chúc có điều kiện.
Lưu ý: Người lập di chúc có thể đua ra một hoặc nhiều điều kiện. Tuy nhiên, những điều kiện này không được vi phạm điều cấm của luật; không trái đạo đức xã hội.
Ví dụ: Trong di chúc bà Lan có ghi: Con gái H đủ 18 tuổi được hưởng ngôi nhà tọa lạc tại địa chỉ xyz, 25 tuổi hưởng ngôi nhà ở địa chỉ abc, 30 tuổi hưởng số tiền trong tài khoản ở ngân hàng A. Như vậy, di chúc có hiệu tương ứng với con gái H đạt từng độ tuổi.
Di chúc có điều kiện là gì?
Thủ tục lập di chúc có điều kiện
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về di chúc có điều kiện. Do đó, nói một cách khái quát, để lập di chúc có điều kiện được hợp pháp và có hiệu lực pháp luật cần phải thỏa mãn các điều kiện của một di chúc thông thường.
Trước tiên hết, người lập di chúc cần phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 625 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
- Nếu là người thành niên: Phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; Không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
- Nếu là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi: Cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Về hình thức của di chúc có điều kiện, một trong những điều kiện để một bản di chúc hợp pháp là hình thức của nó phải không trái quy định.
Theo đó, Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ, di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không lập được bằng văn bản thì có thể di chúc miệng:
Trường hợp 1. Di chúc bằng văn bản gồm:
+ Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
+ Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
+ Di chúc bằng văn bản có công chứng, có chứng thực;
Lưu ý:
- Di chúc phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau: Ngày, tháng, năm lập di chúc; Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; Di sản để lại và nơi có di sản và các nội dung khác.
- Ngoài ra, di chúc cũng không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu. Trường hợp di chúc có nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp 2. Di chúc miệng:
Di chúc miệng là một hình thức đặc biệt, khi đó ý chí cuối cùng của người để lại di chúc phải được thể hiện trước mặt ít nhất 02 người làm chứng, được ghi chép lại, hai người làm chứng này phải cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong vòng 05 ngày phải được công chứng hoặc chứng thực.
Thủ tục lập di chúc có điều kiện
So sánh di chúc có điều kiện và tặng cho có điều kiện
Di chúc có điều kiện | Tặng cho có điều kiện | |
Thời điểm có hiệu lực | Thời điểm người để lại tài sản chết | - Với động sản: Thời điểm người nhận tặng cho nhận được tài sản; - Với bất động sản: Thời điểm phải đăng ký. |
Về nghĩa vụ thực hiện điều kiện | Người hưởng thừa kế phải thực hiện điều kiện của người để lại di sản yêu cầu trong di chúc thì mới được hưởng phần di sản đó | Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện điều kiện trước hoặc sau khi được tặng cho |
Trên đây là nội dung tư vấn về Di chúc có điều kiện. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về những nội dung có liên quan. Nếu còn thắc mắc, xin vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.