hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 07/02/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Mức lệ phí cấp giấy phép lao động của 63 tỉnh, thành [2024]

Người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thường phải xin cấp giấy phép lao động. Vậy lệ phí cấp giấy phép lao động là bao nhiêu? Dưới đây là mức lệ phí cấp giấy phép lao động của 63 tỉnh, thành.

Mục lục bài viết
  • Các trường hợp phải xin giấy phép lao động
  • Lệ phí cấp giấy phép lao động của 63 tỉnh, thành 2024 
  • Ai phải chịu lệ phí cấp giấy phép lao động?
  • Thời gian làm giấy phép lao động là bao lâu?
Câu hỏi: Tôi là người lao động nước ngoài dự kiến đến Việt Nam làm việc từ ngày 15/4/2024. Tôi muốn hỏi về mức thu lệ phí cấp giấy phép lao động tại Việt Nam và khi xin cấp giấy phép lao động thì tôi hay người sử dụng lao động phải trả mức lệ phí này?

Các trường hợp phải xin giấy phép lao động

Các trường hợp phải xin giấy phép lao động

Các trường hợp phải xin giấy phép lao động

Căn cứ theo quy định tại Điều 151  Bộ luật Lao động năm 2019 thì hầu hết những lao động nước ngoài muốn được làm việc hợp pháp tại Việt Nam đều phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam cấp giấy phép lao động.

Do đó, chỉ trừ một số trường hợp được miễn, không thuộc diện phải xin cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật lao động hiện hành thì những trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP dưới đây khi người lao động nước ngoài đến Việt Nam làm việc đều phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động:

  • Làm việc theo chế độ thực hiện hợp đồng lao động với doanh nghiệp tại Việt Nam;

  • Do được di chuyển nhân sự trong nội bộ công ty;

  • Để thực hiện các hợp đồng hoặc các thoả thuận về các lĩnh vực như kinh tế, tài chính, ngân hàng, thương mại,...;

  • Làm việc với vai trò là nhà cung cấp dịch vụ theo thoả thuận trong hợp đồng;

  • Làm việc với vai trò là bên chào bán dịch vụ;

  • Làm việc cho các tổ chức phi chính phủ của nước ngoài, tổ chức quốc tế được đặt tại Việt Nam;

  • Người lao động nước ngoài đến Việt Nam với vai trò làm tình nguyện viên;

  • Để thực hiện trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam theo quy định;

  • Để thực hiện nhiệm vụ quản lý, giữ vai trò là giám đốc điều hành, chuyên gia kỹ thuật;

  • Để thực hiện các gói thầu, dự án đã trúng thầu tại Việt Nam;

  • Người lao động nước ngoài là thân nhân của người làm việc tại các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam và được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là quốc gia thành viên của điều ước đó.

Như vậy, khi người lao động nước ngoài dự kiến đến làm việc tại Việt Nam thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước khi bắt đầu công việc.

Bởi vì chỉ khi được cơ quan có thẩm quyền quản lý Nhà nước về lĩnh vực lao động cấp giấy phép lao động thì mọi hoạt động làm việc, lao động của người nước ngoài tại Việt Nam mới được xem làm hợp pháp.

Lệ phí cấp giấy phép lao động của 63 tỉnh, thành 2024 

Lệ phí cấp giấy phép lao động của 63 tỉnh, thành 2024

Lệ phí cấp giấy phép lao động của 63 tỉnh, thành 2024

Hiện nay, thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 526/QĐ-LĐTBXH do Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội ban hành năm 2021.

Theo các nội dung quy định trong Quyết định này, những trường hợp lao động nước ngoài thuộc diện được cấp giấy phép lao động bởi Cục Việc làm của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội thì sẽ không phải chịu bất kì khoản lệ phí nào.

Tuy nhiên, tại Điều 3 Thông tư số 85/2019/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 106/2021/TT-BTC quy định cụ thể về việc những trường hợp xin cấp giấy phép lao động tại các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ phải chịu lệ phí theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại địa phương đó quy định.

Dưới đây là lệ phí cấp giấy phép lao động của 63 tỉnh, thành:

STT

Tỉnh, thành phố

Mức lệ phí cấp mới (đồng/01 giấy phép)

Căn cứ pháp lý

1

An Giang

600.000

Nghị quyết 09/2022/NQ-HĐND

2

Bà Rịa – Vũng Tàu

600.000

Nghị quyết 17/2023/NQ-HĐND

3

Bắc Giang

600.000

Nghị quyết 11/2022/NQ-HĐND

4

Bắc Kạn

600.000

Nghị quyết 05/2022/NQ-HĐND

5

Bạc Liêu

400.000

Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐND

6

Bắc Ninh

600.000

Nghị quyết 80/2017/NQ-HĐND

7

Bến Tre

600.000

Nghị quyết 30/2021/NQ-HĐND

8

Bình Định

400.000

Nghị quyết 24/2021/NQ-HĐND

9

Bình Dương

600.000

Nghị quyết 72/2016/NQ-HĐND

10

Bình Phước

600.000

Nghị quyết 24/2021/NQ-HĐND

11

Bình Thuận

600.000

Nghị quyết 14/2021/NQ-HĐND

12

Cà Mau

600.000

Nghị quyết 01/2020/NQ-HĐND

13

Cần Thơ

600.000

Nghị quyết 03/2017/NQ-HĐND

14

Cao Bằng

600.000

Nghị quyết 79/2016/NQ-HĐND

15

Đà Nẵng

600.000

Nghị quyết 56/2021/NQ-HĐND

16

Đắk Lắk

600.000

Nghị quyết 08/2022/NQ-HĐND

17

Đắk Nông

500.000

Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐND

18

Điện Biên

500.000

Nghị quyết 21/2020/NQ-HĐND

19

Đồng Nai

600.000

Nghị quyết 07/2021/NQ-HĐND

20

Đồng Tháp

600.000

Nghị quyết 52/2021/NQ-HĐND

21

Gia Lai

600.000

Nghị quyết 32/2022/NQ-HĐND

22

Hà Giang

600.000

Nghị quyết 09/2022/NQ-HĐND

23

Hà Nam

600.000

Nghị quyết 18/2020/NQ-HĐND

24

Hà Nội

400.000

Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐN

25

Hà Tĩnh

480.000

Nghị quyết 52/2021/NQ-HĐND

26

Hải Dương

600.000

Nghị quyết 17/2016/NQ-HĐND

27

Hải Phòng

600.000

Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND

28

Hậu Giang

600.000

Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐND

29

Hòa Bình

600.000

Nghị quyết 227/2020/NQ-HĐND

30

TP Hồ Chí Minh

600.000

Nghị quyết 09/2022/NQ-HĐND

31

Hưng Yên

600.000

Nghị quyết 16/2021/NQ-HĐND

32

Khánh Hòa

600.000

Nghị quyết 06/2021/NQ-HĐND

33

Kiên Giang

600.000

Nghị quyết 144/2018/NQ-HĐND

34

Kon Tum

600.000

Nghị Quyết 80/2021/NQ-HĐND

35

Lai Châu

400.000

Nghị quyết 31/2022/NQ-HĐND

36

Lâm Đồng

1.000.000

Nghị quyết 183/2020/NQ-HĐND

37

Lạng Sơn

600.000

Nghị quyết 45/2017/NQ-HĐND

38

Lào Cai

500.000

Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND

39

Long An

300.000

Nghị quyết 11/2020/NQ-HĐND

40

Nam Định

600.000

Nghị định 83/2022/NQ-HĐND

41

Nghệ An

600.000

Nghị quyết 11/2017/NQ-HĐND

42

Ninh Bình

600.000

Nghị quyết 35/2016/NQ-HĐND

43

Ninh Thuận

400.000

Nghị quyết 13/2020/NQ-HĐND

44

Phú Thọ

600.000

Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND

45

Phú Yên

600.000

Nghị quyết 27/2017/NQ-HĐND

46

Quảng Bình

Trực tiếp: 600.000

Trực tuyến: 480.000

Nghị quyết 07/2016/NQ-HĐND

Nghị quyết 02/2021/NQ-HĐND

47

Quảng Nam

600.000

Nghị quyết 33/2016/NQ-HĐND

48

Quảng Ngãi

600.000

Nghị quyết 17/2021/NQ-HĐND

49

Quảng Ninh

480.000

Nghị quyết 62/2017/NQ-HĐND

50

Quảng Trị

500.000

Nghị quyết 30/2016/NQ-HĐND

51

Sóc Trăng

600.000

Nghị quyết 92/2016/NQ-HĐND

52

Sơn La

600.000

Nghị quyết 135/2020/NQ-HĐND

53

Tây Ninh

600.000

Nghị quyết 08/2021/NQ-HĐND

54

Thái Bình

600.000

Nghị quyết 07/2022/NQ-HĐND

55

Thái Nguyên

600.000

Nghị quyết 30/2022/NQ-HĐND

56

Thanh Hóa

500.000

Nghị quyết 289/2022/NQ-HĐND

57

Thừa Thiên Huế

600.000

Nghị quyết 26/2017/NQ-HĐND

58

Tiền Giang

600.000

Nghị quyết 23/2022/NQ-HĐND

59

Trà Vinh

600.000

Nghị quyết 34/2017/NQ-HĐND

60

Tuyên Quang

600.000

Nghị quyết 18/2017/NQ-HĐND

61

Vĩnh Long

400.000

Nghị quyết 22/2022/NQ-HĐND

62

Vĩnh Phúc

600.000

Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐND

63

Yên Bái

600.000

Nghị quyết 22/2020/NQ-HĐND

 

Ai phải chịu lệ phí cấp giấy phép lao động?

Ai phải chịu lệ phí cấp giấy phép lao động?

Ai phải chịu lệ phí cấp giấy phép lao động?

Theo điểm d khoản 2 Điều 5 Thông tư số 85/2019/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 106/2021/TT-BTC thì lệ phí cấp giấy phép lao động chính là một khoản thu khi cơ quan có thẩm quyền cho phép người lao động nước ngoài được làm việc hợp pháp tại các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức trên lãnh thổ Việt Nam.

Vậy khi thực hiện nộp lệ phí này thì người sử dụng lao động hay người lao động là người chịu lệ phí cấp giấy phép lao động?

Căn cứ theo Điều 11 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi Nghị định số 70/2023/NĐ-CP và hướng dẫn về thủ tục xin cấp giấy phép lao động tại Quyết định số 526/QĐ-LĐTBXH thì người sử dụng lao động là người có trách nhiệm thực hiện thủ tục và nộp lệ phí cấy giấy phép lao động cho người lao động tại Sở Lao động- Thương binh và Xã hội.

Trừ trường hợp người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc với mục đích để chào bán dịch vụ hoặc là người chịu trách nhiệm trong việc thành lập hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam thì phải thực hiện hiện nộp hồ sơ và lệ phí theo mức quy định (theo điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định 152/2020/NĐ-CP).

Thời gian làm giấy phép lao động là bao lâu?

Theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 152/2020/NĐ-CP và Quyết định 526/QĐ-LĐTBXH thì thời hạn để cấp giấy phép lao động cho hồ sơ đề nghị hợp lệ là 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu.

Tuy nhiên, trong trường hợp Cục Việc làm hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội không chấp nhận cho người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, không cấp giấy phép lao động thì phải có câu trả lời bằng văn bản gửi đến người nộp hồ sơ và nêu rõ lý do không cấp giấy phép.

Trên đây là cập nhật về mức thu lệ phí cấp giấy phép lao động của 63 tỉnh, thành phố năm 2024. Nếu còn vấn đề nào thắc mắc, hay gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài:  19006192 để được hỗ trợ.
Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X