hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 04/01/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Lệnh bắt khẩn cấp là gì? Khi nào phải bắt khẩn cấp

Bắt khẩn cấp là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong pháp luật hình sự và được thực hiện theo lệnh bắt khẩn cấp. Vậy lệnh bắt khẩn cấp là gì? Khi nào phải bắt khẩn cấp?

Mục lục bài viết
  • Lệnh bắt khẩn cấp là gì?
  • Quy định về bắt khẩn cấp hiện hành
  • Các trường hợp áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt khẩn cấp
  • Thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn cấp
  • Ai có thẩm quyền bắt người trong trường hợp khẩn cấp?
Câu hỏi: Con trai tôi đang bị Cơ quan điều tra Công an TP.HN bắt để điều tra về tội cố ý gây thương tích. Tuy nhiên, ban đầu công an chỉ đến đọc lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp nhưng sau đó lại có lệnh bắt khẩn cấp. Vậy cho tôi hỏi lệnh bắt khẩn cấp là gì? Khi nào phải bắt khẩn cấp?

Lệnh bắt khẩn cấp là gì?

Lệnh bắt khẩn cấp là gì?

Lệnh bắt khẩn cấp là gì?

Lệnh bắt khẩn cấp (hay lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp) được cá nhân có thẩm quyền ban hành sau khi thực hiện việc giữ người, cụ thể là trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ trong trường hợp khẩn cấp (theo khoản 4 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015).

Theo khoản 1 Điều 132 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015,lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp là một trong các văn bản tố tụng hình sự được ban hành bởi cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thể hiện nội dung bắt, giữ một cá nhân nào đó để ngăn chặn hành vi phạm tội hay tẩu tán của người đó. 

Hiện nay, lệnh bắt khẩn cấp được thực hiện theo Mẫu số 66 được ban hành kèm theo Thông tư số 119/2021/TT-BCA do Bộ Công an ban hành ngày 08/12/2021. 

Trong đó, lệnh bắt khẩn cấp thể hiện rõ các nội dung như:

- Số văn bản, thời gian và địa điểm ban hành lệnh;

- Căn cứ ban hành Lệnh bắt khẩn cấp;

- Nội dung về việc bắt khẩn cấp;

- Chức vụ, họ tên, chữ ký của người có thẩm quyền ban hành lệnh và đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, có thể hiểu lệnh bắt khẩn cấp là một văn bản tố tụng hình sự thể hiện nội dung bắt người trong trường hợp khẩn cấp để ngăn chặn sự phát triển và diễn biến phức tạp của tội phạm.

Quy định về bắt khẩn cấp hiện hành

Quy định về bắt khẩn cấp hiện hành

Quy định về bắt khẩn cấp hiện hành

Như đã phân tích trên thì bắt khẩn cấp là một trong những biện pháp ngăn chặn khẩn cấp trong tố tụng hình sự. Vậy bắt khẩn cấp được thực hiện trong trường hợp nào? Quy trình ra sao? Dưới đây là các quy định hiện hành về bắt khẩn cấp trong tố tụng hình sự:

Các trường hợp áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt khẩn cấp

Theo quy định tại khoản 1 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì biện pháp ngăn chặn giữ người trong trường hợp khẩn cấp được thực hiện trong các trường hợp sau:

- Có đủ căn cứ xác định người cần phải áp dụng biện pháp ngăn chặn này đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng/đặc biệt nghiêm trọng;

- Người cùng thực hiện hành vi phạm tội hoặc người bị hại/người có mặt ở nơi xảy ra tội phạm đã chính mắt thấy và có xác nhận đúng là người đó đã thực hiện hành vi phạm tội mà cơ quan có thẩm quyền xét thấy cần phải áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt khẩn cấp ngay để tránh việc người phạm tội bỏ trốn;

- Xét thấy có dấu vết của tội phạm để lại ở chỗ ở/nơi làm việc/ trên người/trên các phương tiện của người bị nghi đã thực hiện tội phạm và cơ quan có thẩm quyền xét thấy cần phải áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt khẩn cấp để ngăn chặn việc người đó bỏ trốn/thực hiện hành vi tiêu huỷ chứng cứ.

Theo quy định, sau khi thực hiện giữ người trong trường hợp khẩn cấp nêu trên mà cơ quan điều tra có thẩm quyền xét thấy cần phải bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì sẽ ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp.

Do đó, các trường hợp giữ người khẩn cấp nêu trên cũng chính là các trường hợp bắt người khẩn cấp theo quy định.

Thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn cấp

Việc bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được thực hiện theo quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6  Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Theo quy định này thì quy trình bắt người trong trường hợp khẩn cấp được thực hiện theo trình tự các bước sau:

Bước 1: Thực hiện giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành;

Bước 2: Cơ quan điều tra có thẩm quyền, Cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra lấy lời khai của người bị bắt khẩn cấp trong thời hạn 12 giờ kể từ khi bắt người hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;

Bước 3: Cá nhân, cơ quan có thẩm quyền ra Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp theo Mẫu số 66 được ban hành kèm theo Thông tư số 119/2021/TT-BCA và lập hồ sơ đề nghị Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. 

Hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị phê chuẩn lệnh;

  • Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định tạm giữ;

  • Biên bản về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp;

  • Biên bản ghi lại lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;

  • Các tài liệu, chứng cứ có liên đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp.

Bước 4: Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, xem xét và ra Quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp trong thời hạn 12 giờ kể từ thời điểm nhận được hồ sơ đề nghị phê chuẩn. 

Lưu ý, trong trường hợp Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì Cơ quan có thẩm quyền điều tra đã ra lệnh bắt khẩn cấp phải lập tức trả tự do cho người bị bắt khẩn cấp đó.

Ai có thẩm quyền bắt người trong trường hợp khẩn cấp?

Ai có thẩm quyền bắt người trong trường hợp khẩn cấp?

Ai có thẩm quyền bắt người trong trường hợp khẩn cấp?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì những người được quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều luật này là những cá nhân có thẩm quyền ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, cụ thể:

- Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp có thẩm quyền;

- Thủ trưởng của đơn vị độc lập ở cấp trung đoàn hoặc tương đương cấp trung đoàn;

- Đồn trưởng Đồn biên phòng;

- Cục trưởng Cục phòng, chống ma tuý và tội phạm thuộc lực lượng Bộ đội biên phòng;

- Chi cục trưởng Chi cục kiểm ngư các vùng;

- Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm về ma tuý thuộc lực lượng Cảnh sát biển,...

Trên đây là giải đáp về lệnh bắt khẩn cấp là gì và các vấn đề liên quan. Nếu còn vấn đề nào thắc mắc, hay gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài: 1900.6199 để được hỗ trợ.
Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X