hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 18/01/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Loại trừ trách nhiệm hình sự là gì? Trường hợp loại trừ

Trong một số trường hợp sau khi điều tra, xét xử thì được loại trừ trách nhiệm hình sự. Vậy loại trừ trách nhiệm hình sự là gì? Ví dụ về loại trừ trách nhiệm hình sự.

Mục lục bài viết
  • Loại trừ trách nhiệm hình sự là gì?
  • Ví dụ về loại trừ trách nhiệm hình sự
  • Phân biệt loại trừ trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự
Câu hỏi: Chồng tôi trong quá trình bắt cướp có xảy ra đánh nhau với tên cướp dẫn đến tên cướp bị gãy chân. Vậy trường hợp này chồng tôi có được loại trừ trách nhiệm hình sự không?

Loại trừ trách nhiệm hình sự là gì?

Loại trừ trách nhiệm hình sự là gì?Loại trừ trách nhiệm hình sự là gì?

Loại trừ trách nhiệm hình sự được quy định tại Chương IV Bộ luật Hình sự 2015, loại trừ trách nhiệm hình sự sẽ được áp dụng trong những trường hợp như sau:

1. Sự kiện bất ngờ: Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

2. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

3. Phòng vệ chính đáng: Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

​4. Tình thế cấp thiết: Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

Lưu ý: Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

5. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội: Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm. Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.

6. Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ: Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm.

Người nào không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

7. Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên: Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy/của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, có thể hiểu loại trừ trách nhiệm hình sự là việc xác định cá nhân, pháp nhân không phải chịu trách nhiệm hình sự và không được xem là tội phạm.

Theo đó, hiện nay có 07 trường hợp được loại trách nhiệm hình sự là sự kiện bất ngờ; không có năng lực trách nhiệm hình sự; phòng vệ chính đáng; vi phạm do tình thế cấp thiết; gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội; rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm,..; thi hành mệnh lệnh của chỉ huy hoặc cấp trên.

Ví dụ về loại trừ trách nhiệm hình sự

Ví dụ về loại trừ trách nhiệm hình sựVí dụ về loại trừ trách nhiệm hình sự

Tại Điều 21 Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định về loại trừ trách nhiệm hình sự do tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự như sau:

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. 

Như vậy, đối với tình trạng không có năng lực có 02 dấu hiệu dẫn đến phải loại trách nhiệm hình sự như sau:

  • Dấu hiệu về bệnh lý: Người không có năng lực hành vi hình sự là người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi. Tuy nhiên, để chứng minh cần phải có các bệnh án, chứng nhận, giấy tờ khác chứng minh bệnh.

  • Dấu hiệu về tâm lý: Người không có năng lực hành vi hình sự không có khả năng điều khiển được hành vi của mình, không nhận thức được hành vi của bản thân là gây hại đến xã hội.

Phân biệt loại trừ trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự

 

Loại trừ trách nhiệm hình sự

Miễn trách nhiệm hình sự

Khái niệm

Việc xác định cá nhân, pháp nhân không phải chịu trách nhiệm hình sự và không được xem là tội phạm.

Miễn trách nhiệm hình sự cũng có thể hiểu là người phạm tội không phải chịu hậu quả pháp lý về hành vi phạm tội của mình, trong đó có bị kết tội và bị áp dụng hình phạt.

Đặc điểm

  • Có 07 trường hợp được loại trách nhiệm hình sự là sự kiện bất ngờ; không có năng lực trách nhiệm hình sự; phòng vệ chính đáng; vi phạm do tình thế cấp thiết; gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội; rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm,..; thi hành mệnh lệnh của chỉ huy hoặc cấp trên.

  • Có căn cứ miễn trách nhiệm hình sự hoặc có thể miễn trách nhiệm hình sự

  • Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

  • Khi có quyết định đại xá;

  • Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa...

Đối tượng

Người chưa bị kết án

Có thể là người đã bị kết án hoặc chưa bị kết án.

Theo đó, mặc dù loại trừ trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự là 2 vấn đề dễ bị hiểu nhầm. Tuy nhiên, loại trừ trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự có sự khác biệt từ khái niệm, đặc điểm, đối tượng,... 

Trên đây là thông tin về loại trừ trách nhiệm hình sự là gì? Ví dụ về loại trừ trách nhiệm hình sự Nếu còn vấn đề nào thắc mắc, hay gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài:  19006199 để được hỗ trợ.
Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X