hieuluat
Chia sẻ email

Không chấp hành tín hiệu đèn giao thông bị phạt thế nào?

Lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông bị phạt bao nhiêu tiền? Không chấp hành hiệu lệnh điều khiển của cảnh sát giao thông bị phạt thế nào? Bị tạm giữ xe, giấy tờ không? HieuLuat giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

 

Vi phạm lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông bị phạt bao nhiêu?

Câu hỏi: Chào HieuLuat, tôi nghe nói vượt đèn vàng hiện nay có mức phạt như vượt đèn đỏ, không biết có đúng vậy không?

Mức phạt cụ thể là bao nhiêu và có bị tạm giữ xe, giấy tờ xe nếu vượt đèn đỏ, đèn vàng không?

Chào bạn, chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông là một trong những trách nhiệm, nghĩa vụ của người tham gia giao thông.

Hiện nay, đèn tín hiệu giao thông gồm có 3 màu là xanh, đỏ, vàng (Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008). Mỗi loại đèn đều mang ý nghĩa khác nhau.

  • Đèn xanh: Người tham gia giao thông, phương tiện giao thông được đi;

  • Đèn đỏ: Người tham gia giao thông, phương tiện giao thông phải dừng lại;

  • Đèn vàng: Người tham gia giao thông phải dừng lại trước vạch dừng, ngoại trừ trường hợp:

    • Nếu đã đi quá vạch thì được đi tiếp;

    • Hoặc nếu đèn vàng nhấp nháy thì người tham gia giao thông được tiếp tục di chuyển nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát và nhường đường cho người đi bộ qua đường;

Từ đó, có thể thấy, không phải mọi trường hợp đèn vàng đều phải dừng lại.

Mà chỉ khi có đèn vàng (không nhấp nháy) mà người tham gia giao thông chưa chèn qua vạch dừng thì phải dừng lại. Nếu tiếp tục di chuyển thì sẽ bị xử phạt như đối với vượt đèn đỏ.

Mức phạt này áp dụng đối với người lái xe ô tô, xe gắn máy/xe mô tô, xe máy chuyên dùng/máy kéo là khác nhau (Điều 5, Điều 6, Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021 của Chính phủ).

Người vi phạm còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) trong thời hạn nhất định.

Lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông có thể bị tước bằng lái xeLỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông có thể bị tước bằng lái xe


Chi tiết mức phạt, hình phạt bổ sung áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng như sau:

Đối tượng tham gia giao thông/Hành vi vi phạm

Người điều khiển xe ô tô, xe tương tự xe ô tô

Người điều khiển xe gắn máy, xe mô tô, xe tương tự xe máy/xe mô tô

Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng

Mức phạt hành vi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông

4 triệu - 6 triệu

800.000 đồng - 01 triệu đồng

2 triệu - 3 triệu

Hình phạt bổ sung

  • Tước bằng lái xe/quyền sử dụng GPLX từ 1 - 3 tháng;

  • Nếu vượt đèn vàng, đèn đỏ mà gây tai nạn thì bị tước bằng lái xe/quyền sử dụng GPLX từ 2 - 4 tháng;

  • Tước bằng lái xe/quyền sử dụng GPLX từ 1 - 3 tháng;

  • Nếu gây tai nạn thì bị tước bằng lái xe/quyền sử dụng GPLX từ 2 - 4 tháng;

  • Tước bằng lái xe/quyền sử dụng GPLX/chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 1 - 3 tháng;

  • Trường hợp vượt đèn vàng, đèn đỏ mà gây tai nạn thì bị tước quyền sử dụng GPLX/chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 2 - 4 tháng;

Tạm giữ phương tiện, giấy tờ liên quan đến người điều khiển, phương tiện vi phạm để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt/xác minh

(khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021)

Có thể bị tạm giữ phương tiện, giấy tờ, ví dụ như:

  • Giấy phép lái xe/giấy lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện;

  • Hoặc phương tiện (nếu không có giấy phép lái xe);

Căn cứ pháp lý

  • điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019, điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021;

  • điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019;

  • điểm e khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019, điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021;

  • điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019;

  • điểm đ khoản 5 Điều 7 Nghị định 100/2019, điểm d khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021;

  • điểm b khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019;

Như vậy, người điều khiển phương tiện vi phạm lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông bị xử phạt vi phạm với mức khác nhau tùy loại phương tiện.

Trong đó, cao nhất là ô tô (4- 6 triệu đồng), tiếp theo là xe máy chuyên dùng/máy kéo (800.000 - 1 triệu đồng), thấp nhất là xe gắn máy/xe mô tô (800.000 - 1 triệu đồng).

Việc xử phạt này được áp dụng đối với 2 trường hợp vượt đèn tín hiệu giao thông là:

  • Vượt đèn đỏ;

  • Vượt đèn vàng (không nhấp nháy) khi tại thời điểm có đèn vàng, người điều khiển phương tiện chưa chèn vạch dừng;

Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn tối thiểu 1 tháng, tối đa 4 tháng, tùy từng trường hợp cụ thể.

Vượt đèn vàng có thể bị xử phạt vi phạmVượt đèn vàng có thể bị xử phạt vi phạm


Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, phạt thế nào?

Tương tự với lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông (đèn tín hiệu giao thông), người điều khiển phương tiện không chấp hành hiệu lệnh/hướng dẫn của người điều khiển giao thông cũng bị xử phạt.

Mức phạt áp dụng đối với từng loại phương tiện cũng có sự khác biệt.

Người vi phạm còn có thể  bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như tước bằng lái xe có thời hạn. Cụ thể như sau:

Đối tượng tham gia giao thông/Hành vi vi phạm

Người điều khiển xe ô tô, xe tương tự xe ô tô

Người điều khiển xe gắn máy, xe mô tô, xe tương tự xe máy/xe mô tô

Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng

Mức phạt hành vi không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển/hoặc người kiểm soát giao thông

4 triệu - 6 triệu

800.000 đồng - 01 triệu đồng

2 triệu - 3 triệu

Hình phạt bổ sung

  • Tước bằng lái xe/quyền sử dụng GPLX từ 1 - 3 tháng;

  • Nếu gây tai nạn thì bị tước bằng lái xe/quyền sử dụng GPLX từ 2 - 4 tháng;

  • Tước bằng lái xe/quyền sử dụng GPLX từ 1 - 3 tháng;

  • Nếu gây tai nạn thì bị tước bằng lái xe/quyền sử dụng GPLX từ 2 - 4 tháng;

  • Tước bằng lái xe/quyền sử dụng GPLX/chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 1 - 3 tháng;

  • Trường hợp vượt đèn vàng, đèn đỏ mà gây tai nạn thì bị tước quyền sử dụng GPLX/chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 2 - 4 tháng;

Tạm giữ phương tiện, giấy tờ liên quan đến người điều khiển, phương tiện vi phạm để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt/xác minh

(khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021)

Có thể bị tạm giữ phương tiện, giấy tờ, ví dụ như:

  • Giấy phép lái xe/giấy lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện;

  • Hoặc phương tiện (nếu không có giấy phép lái xe);

Căn cứ pháp lý

  • điểm b khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019, điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021;

  • điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019;

  • điểm g khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019, điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021;

  • điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019;

  • điểm d khoản 5 Điều 7 Nghị định 100/2019, điểm d khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021;

  • điểm b khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019;

Bị xử phạt nếu không chấp hành hiệu lệnh của CSGTBị xử phạt nếu không chấp hành hiệu lệnh của CSGT


Ngoài ra, căn cứ khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021, người vi phạm còn có thể bị tạm giữ phương tiện, giấy tờ liên quan đến phương tiện để đảm bảo cho việc thực hiện quyết định xử phạt hành chính/hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt.

Các giấy tờ bị tạm giữ như giấy phép lái xe/giấy lưu hành phương tiện hoặc thẻ căn cước công dân (khi đã tích hợp thông tin về giấy tờ xe).

Thời hạn tạm giữ theo quy định tại Luật xử phạt vi phạm hành chính sửa đổi 2020 là:

  • Không quá 07 ngày làm việc, nếu phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền thì không quá 10 ngày làm việc;

  • Đối với trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp cần xác minh hoặc cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình: ≤ 1 tháng, kể từ ngày tạm giữ;

  • Đối với trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần thêm thời gian để xác minh/thu thập chứng cứ: ≤ 2 tháng, kể từ ngày tạm giữ;

Kết luận: Người điều khiển phương tiện vi phạm lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông, không chấp hành hiệu lệnh/hướng dẫn của người điều khiển/kiểm soát giao thông thì bị xử phạt hành chính.

Ngoài ra, họ còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn.

Trên đây giải đáp về lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông, nếu còn thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ, giải đáp sớm nhất.
Lê Ngọc Khánh

Tham vấn bởi: Luật sư Lê Ngọc Khánh

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X