Để tìm hiểu thêm về lòng đường là gì và các quy định xử phạt khi lấn chiếm lòng đường, các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm nhé.
Câu hỏi: Tôi đang bán hàng trước mặt tiền của nhà và được nhắc nhở là việc bán hàng của anh đang lấn chiếm lòng đường.
Vậy lòng đường là gì?
Các mức xử phạt khi bán hàng lấn chiếm lòng đường?
1. Lòng đường là gì?
Lòng đường theo quy định của pháp luật hiện hành được định nghĩa là một bộ phận của đường đô thị và được giới hạn bởi phía trong hai bên bó vỉa.
Lòng đường là gì?
2. Như thế nào là lấn chiếm lòng đường?
Theo như định nghĩa trên thì lòng đường là một bộ phận của đường đô thị. Tuy nhiên định nghĩa về “lấn chiếm lòng đường” thì chưa có khái niệm cụ thể.
Do đó dựa vào định nghĩa về lòng đường thì có thể hiểu lấn chiếm lòng đường bao gồm tất cả các hành vi mà được xem là vi phạm trong việc sử dụng, khai thác đất của đường đô thị và hai bên bó vỉa.
Các hành vi lấn chiếm lòng đường mà được quy định tại Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Buôn bán các hàng rong, bán các loại hàng hóa nhỏ lẻ phía trên lòng đường đô thị nơi có quy định cấm bán hàng. Buôn bán trên vỉa hè cả các tuyến đường phố mà có quy định cấm bán hàng.
Trên đường bộ: Phơi lúa, thóc, các loại nông, lâm sản và các loại hải sản
Bày, bán hàng hóa; đặt những vật liệu xây dựng tại những dải phân cách giữa của đường đôi
Phạm vi đất của người đi bộ ở đoạn đường ngoài đô thị: Bày, bán hàng hóa; họp chợ
Và một số các hành vi khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đối với hành vi như được liệt kê trên và một số các hành vi khác mà người sử dụng lòng đường với mục đích cá nhân, gây cản trở giao thông hoặc các hoạt động công cộng khác thì bị coi là lấn chiếm lòng đường.
Xử phạt lấn chiếm lòng lề đường
3. Nghị định 100 xử phạt lấn chiếm lòng lề đường như thế nào?
Hành vi lấn chiếm lòng đường là hành vi vi phạm pháp luật và người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính với các mức phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Thứ nhất, cá nhân bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, tổ chức bị phạt từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với các hành vi bán hàng rong, hàng hóa nhỏ lẻ trên lòng đường của đô thị và trên vỉa hè trừ các trường hợp sau:
Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng;
Bày, bán hàng hóa; rửa xe; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; kinh doanh dịch vụ ăn uống; họp chợ; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông,
Các loại máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng được bày bán; gia công hàng hóa
Thứ hai, cá nhân bị phạt từ 2 triệu đến 3 triệu, tổ chức bị phạt từ 4 triệu đến 6 triệu đối với các hành vi:
Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, trừ các hành vi như sau:
Tập kết hoặc trung chuyển hàng hóa, vật liệu tại đất của đường bộ hoặc hành lang an toàn đường bộ
Khu vực đô thị tại hầm đường bộ, cầu vượt, hầm cho người đi bộ, gầm cầu vượt dựng rạp, lều quán, công trình khác
Buôn bán các loại máy móc, thiết bị và vật liệu xây dựng. Thực hiện các hoạt động hoặc tương tự sản xuất, gia công hàng hóa.
Chiếm từ 05 m2 đến dưới 10m2 diện tích của lòng đường làm chỗ giữ xe
Chiếm dưới 05 m2 diện tích của lòng đường của đô thị, vỉa hè phố làm nơi trông, giữ xe;
Thứ ba, phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức khi:
Bày, bán máy móc hoặc sản xuất, gia công hàng hóa trên lòng đường đô thị, hè phố
Chiếm diện tích từ 05 m2 đến dưới 10m2 của lòng đường làm nơi trông, giữ xe;
Thứ tư, phạt từ (6 triệu đến 8 triệu) đối với cá nhân, từ (12 triệu đến 16 triệu) đối với tổ chức khi:
Chiếm từ 10m2 đến dưới 20m2 lòng đường đô thị hoặc hè phố làm nơi trông, giữ xe.
Thứ năm, phạt tiền từ (10 triệu đến 15 triệu) đối với cá nhân, từ (20 triệu đến 30 triệu) đối với tổ chức khi:
Chiếm từ 20m2 trở lên lòng đường làm nơi trông, giữ xe;
Qua bài viết này đã giải đáp được về định nghĩa lòng đường là gì. Ngoài ra bài viết còn cung cấp thêm về định nghĩa về việc lấn chiếm lòng đường và các mức xử phạt vi phạm hành chính khi lấn chiếm lòng đường.