hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 04/10/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Luân chuyển cán bộ là gì? Quy định về luân chuyển cán bộ

Luân chuyển cán bộ là một trong những công tác bố trí, sử dụng nguồn cán bộ  của Nhà nước ta. Vậy luân chuyển cán bộ là gì? Quy định về luân chuyển cán bộ hiện nay như thế nào?

 
Mục lục bài viết
  • Luân chuyển cán bộ là gì?
  • Quy định về luân chuyển cán bộ
  • Đối tượng thuộc diện luân chuyển cán bộ
  • Điều kiện đối với cán bộ được luân chuyển
  • Trình tự, thủ tục luân chuyển cán bộ

Luân chuyển cán bộ là gì?

Luân chuyển cán bộ là gì?

Luân chuyển cán bộ là gì?

Tại khoản 1 Điều 3 Quy định số 65-QĐ/TW năm 2022 đã  giải thích rõ về luân chuyển cán bộ như sau: 

“Luân chuyển cán bộ là việc phân công hoặc bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc yêu cầu của chức danh được quy hoạch.”

Theo quy định này thì luân chuyển cán bộ được hiểu đơn giản là việc bố trí cán bộ đang giữ vị trí, chức danh lãnh đạo sang giữ một chức danh lãnh đạo khác trong một thời hạn nhất định. 

Việc luân chuyển cán bộ trong hoạt động công tác cán bộ nhằm mục đích đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo nhiệm vụ hoặc theo kế hoạch về quy hoạch cán bộ của Nhà nước ta.

Quy định về luân chuyển cán bộ

Quy định về luân chuyển cán bộ

Quy định về luân chuyển cán bộ

Hiện nay, việc luân chuyển cán bộ đang được thực hiện theo tinh thần chỉ đạo và quy định của Quy định số 65-QĐ/TW do Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành năm 2022. Theo Quy định này thì việc luân chuyển cán bộ cần lưu ý một số vấn đề sau:

Đối tượng thuộc diện luân chuyển cán bộ

Theo Quy định số 65-QĐ/TW thì việc luân chuyển cán bộ được thực hiện theo cả nguyên tắc hàng ngang và hàng dọc. 

Cụ thể: Luân chuyển cán bộ từ cấp trên xuống cấp dưới và ngược lại; luân chuyển cán bộ từ địa phương này sang địa phương khác hoặc thực hiện luân chuyển cán bộ giữ các cơ quan, tổ chức cùng cấp với nhau trong cùng một hệ thống chính trị.

Tuy nhiên, không phải cán bộ nào cũng thuộc diện được luân chuyển cán bộ theo Quy định số 65-QĐ/TW nêu trên. 

Theo đó, tại khoản 2 Điều 4 Quy định này nêu rõ đối tượng thuộc diện luân chuyển cán bộ bao gồm:

  • Cán bộ thuộc diện được quy hoạch chức danh lãnh đạo hoặc làm quản lý ở các cấp hành chính;

  • Cán bộ nằm trong chủ trương bố trí cán bộ chủ chốt làm việc ở cấp huyện và cấp tỉnh nhưng không phải làm người ở địa phương được bố trí đó. Theo đó, thì cán bộ sẽ không giữ chức vụ cấp trưởng ở cơ quan, tổ chức, đơn vị trong cùng một địa phương quá 02 nhiệm kỳ liên tiếp;

  • Cán bộ được luân chuyển theo sự xem xét hoặc quyết định của cấp có thẩm quyền.

Như vậy, nếu cán bộ thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì sẽ thuộc diện luân chuyển cán bộ theo quy định của Trung ương Đảng. 

Tuy nhiên, việc luân chuyển cán bộ vẫn phải đảm bảo khi cán bộ được luân chuyển sang cơ quan, đơn vị, tổ chức khác vẫn phải giữ chức vụ tương đương với chức vụ người đó đang nắm giữ tại cơ quan, đơn vị, tổ chức cũ. 

Chỉ trong trường hợp cần thiết và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét thấy phù hợp với tiêu chí của vị trí việc làm thì bố trí cán bộ luân chuyển giữ chức vụ cao hơn chức vụ người đó đang nắm giữ.

Điều kiện đối với cán bộ được luân chuyển

Cán bộ thuộc diện luân chuyển phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện và tiêu chuẩn do pháp luật và Trung ương Đảng quy định. 

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Quy định số 65-QĐ/TW thì điều kiện và tiêu chuẩn đối với cán bộ được luân chuyển bao gồm:

  • Về tư tưởng chính trị và đạo đức: Cán bộ phải là người có tư tưởng chính trí vững vàng, có đạo đức tốt;

  • Về trình độ, chuyển môn: Phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu của vị trí được luân chuyển, có năng lực công tác tốt và có triển vọng phát triển hơn với vị trí được chuyển chuyển. Bên cạnh đó, cán bộ được luân chuyển phải đảm bảo điều kiện về chức vụ được luân chuyển đến;

  • Về sức khoẻ: Phải đảm bảo sức khoẻ để làm việc được ở vị trí được luân chuyển đến;

  • Về thời gian công tác: Bảo đảm còn ít nhất 10 năm công tác được tính từ thời điểm luân chuyển làm việc ở vị trí mới. Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt có thể cân nhắc về mặt thời gian.

Trình tự, thủ tục luân chuyển cán bộ

Trình tự, thủ tục luân chuyển cán bộ

Trình tự, thủ tục luân chuyển cán bộ

Việc luân chuyển cán bộ được thực hiện theo quy trình được quy định tại khoản 2 Điều 7 Quy định số 65-QĐ/TW năm 2022. Cụ thể việc luân chuyển được thực hiện theo trình tự các bước sau:

  • Bước 1: Xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ theo nhu cầu luân chuyển cán bộ của địa phương, cơ quan, đơn vị để trình lên cấp có thẩm quyền xem xét và đưa ra chủ trương luân chuyển cho công tác cán bộ;

  • Bước 2: Cơ quan tham mưu tổ chức- cán bộ trao đổi với địa phương, cơ quan, đơn vị về sự luân chuyển cán bộ;

  • Bước 3: Tổng hợp đề xuất của địa phương, cơ quan, đơn vị và rà soát cán bộ đủ điều kiện, tiêu chuẩn luân chuyển. Sau đó, lấy ý kiến đánh gián và nhận xét đối với cán bộ thuộc nguồn luân chuyển;

  • Bước 4: Lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan và cơ quan, tổ chức ở nơi đi và nơi đến sau đó tổng hợp ý kiến để trao đổi với cán bộ thuộc nguồn dự kiến luân chuyển;

  • Bước 5: Gặp gỡ cán bộ được luân chuyển;

  • Bước 6: Cơ quan tham mưu về tổ chức- cán bộ trình cấp có thẩm quyền xem lát và trao quyết định luân chuyển cán bộ.

Theo Quy định số 65-QĐ/TW năm 2022 này thì thời gian luân chuyển cán bộ làm ở vị trí khác tối thiểu là 36 tháng (tương đương với 03 năm). Tuy nhiên, nếu trong trường hợp đặc biệt thì cấp có thẩm quyền sẽ xem xét, quyết định kéo dài thời hạn luân chuyển.

Trên đây những quy định về luân chuyển cán bộ mà chúng tôi cập nhật đến quý ban đọc. Nếu có thắc mắc về quy định trên, vui lòng liên hệ ngay tổng đài: 1900.6199 để được hỗ trợ tư vấn kịp thời và nhanh chóng.

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X