hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 21/02/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất 2024, đang áp dụng là Luật năm nào?

Luật Bảo hiểm xã hội là một công cụ quan trọng đảm bảo thực hiện một trong những chính sách an sinh xã hội. Vậy hiện nay, Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất 2024 là luật nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Mục lục bài viết
  • Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất [year] là năm nào?
  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực từ khi nào?
  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có bao nhiêu Điều?
  • Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất quy định gì?
  • Khoản 1, 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội quy định về nội dung gì?
Câu hỏi: Luật sư cho tôi hỏi Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay là Luật nào? Có hiệu lực từ khi nào và bao giờ sửa đổi? Xin cảm ơn Luật sư.

Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất 2024 là Luật nào?

Hiện tại, Luật Bảo hiểm xã hội 2014Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2024, hiện đang có hiệu lực và được áp dụng. Đây cũng là Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2024.

Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất 2024Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất 2024

Luật Bảo hiểm xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động và xã hội, đồng thời cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý và phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội tại Việt Nam, đồng thời bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của các cá nhân và tổ chức có tham gia bảo hiểm xã hội.

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực từ khi nào?

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2014, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016.

Rriêng đối với quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 2 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018.

Theo đó, người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng và người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ ngày 01/01/2018.

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có bao nhiêu Điều?

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 gồm 9 Chương và được chia thành 125 Điều. Cụ thể:

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có bao nhiêu Điều?

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có bao nhiêu Điều?

- Chương 1: Những quy định chung (Từ Điều 1 - Điều 17)

- Chương 2: Quyền, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội (Từ Điều 18 - Điều 23)

- Chương 3: Bảo hiểm xã hội bắt buộc (Từ Điều 24 - Điều 71)

- Chương 4: Bảo hiểm xã hội tự nguyện (Từ Điều 72 - Điều 81)

- Chương 5: Quỹ Bảo hiểm xã hội (Từ Điều 82 - Điều 92)

- Chương 6: Tổ chức, quản lý bảo hiểm xã hội (Từ Điều 93 - Điều 95)

- Chương 7: Trình tự, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội (từ Điều 96 - Điều 117)

- Chương 8: Khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về bảo hiểm xã hội (Từ Điều 118 - Điều 122)

- Chương 9: Điều khoản thi hành (Từ Điều 123 - Điều 125)

Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất quy định gì?

Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Theo đó, đối tượng này bao gồm:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Khoản 1, 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội quy định về nội dung gì?

Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về chế độ thai sản của người lao động là nữ giới khi sinh con và lao động nam có vợ sinh con. Cụ thể như sau:

Theo Khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động là nữ sinh con thì người đó được nghỉ việc theo chế độ thai sản trước và sau khi sinh con với thời gian nghỉ là 06 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì từ người con thứ hai trở đi, cứ mỗi con sinh thêm, người mẹ sẽ được nghỉ thai sản thêm 01 tháng.

Lưu ý: Thời gian nghỉ thai sản trước khi sinh con tối đa là 02 tháng.

Theo Khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con thì lao động nam được nghỉ việc theo chế độ thai sản như sau:

a) 05 ngày làm việc;

b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Bao giờ sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội?

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 hiện đang được Dự thảo sửa đổi, bổ sung. Cụ thể, tại Kỳ họp Quốc hội cuối năm 2023 vào ngày 23/10/2023, Quốc hội đã tiến hành cho ý kiến đối với 08 dự án luật trong đó có Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Theo đó, Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội mới bao gồm 09 chương, 133 điều:

- Chương 1: Những quy định chung (Từ Điều 1 - Điều 7).

- Chương 2: Quản lý nhà nước về BHXH, tổ chức thực hiện BHXH và quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với BHXH (Từ Điều 8 - Điều 24).

- Chương 3: Trợ cấp hưu trí xã hội (Từ Điều 25 - Điều 30).

- Chương 4: Đăng ký tham gia và quản lý thu, đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện (Từ Điều 31 - Điều 44).

- Chương 5: Bảo hiểm xã hội bắt buộc (Từ Điều 45 - Điều 98).

- Chương 6: Bảo hiểm xã hội tự nguyện (Từ Điều 99 - Điều 120).

- Chương 7: Quỹ bảo hiểm xã hội (Từ Điều 121 - Điều 126).

- Chương 8: Khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về bảo hiểm xã hội (Từ Điều 127 - Điều 131).

- Chương 9: Điều khoản thi hành (Từ Điều 132 - Điều 133).

Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất có những văn bản hướng dẫn nào?

Dưới đây là một số văn bản hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bao gồm:

- Nghị định số 12/2022/NĐ-CP điều chỉnh về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động và bảo hiểm xã hội, cũng như quy định về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu.

- Nghị định 143/2018/NĐ-CP chi tiết về Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Nghị định số 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Nghị định 55/2016/NĐ-CP quy định về điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hằng tháng, cũng như trợ cấp đối với giáo viên mầm non có thời gian làm việc trước năm 1995.

- Nghị định 33/2016/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với Quân nhân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu như đối với quân nhân.

- Nghị định 30/2016/NĐ-CP chi tiết về hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

- Nghị định 134/2015/NĐ-CP điều chỉnh một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.

- Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

- Thông tư 18/2022/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 56/2017/TT-BYT về việc thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động trong lĩnh vực y tế.

Trên đây là các nội dung liên quan đến Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất 2024. Vui lòng liên hệ theo tổng đài  19006199 nếu có các thắc mắc liên quan cần giải đáp.

Nếu cần giải đáp về các quy định của pháp luật, hãy gọi ngay các chuyên viên pháp lý theo số  1900.6199 để được hỗ trợ

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X