hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 27/12/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Luật sư có được bào chữa cho người thân không?

Luật sư là người bào chữa, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của thân chủ trong các vụ án,... Vậy luật sư có được bào chữa cho người thân không?

Mục lục bài viết
  • Bào chữa là gì? 
  • Luật sư có được bào chữa cho người thân không?
  • Không phải luật sư có được bào chữa?
  • Vợ có được bào chữa cho chồng?
Câu hỏi: Tôi nghĩ đối với luật sư bào chữa cần phải đảm bảo tính trung thực trong quá trình bào chữa cho thân chủ của mình. Vậy luật sư có được bào chữa cho người thân không?

Bào chữa là gì? 

Bào chữa được hiểu là việc dùng lý lẽ, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo. Bào chữa là quyền hiến định của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự.

Đây cũng là quyền của bị can, bị cáo được đưa ra các chứng cứ, lý lẽ, được đặt câu hỏi, được tranh luận trong giai đoạn điều tra và giai đoạn xét xử. Bị can, bị cáo có thể tự bào chữa, nhờ người bào chữa, hay nhờ luật sư bào chữa cho mình.

Cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ.

Luật sư có được bào chữa cho người thân không?

Luật sư có được bào chữa cho người thân không?

Luật sư có được bào chữa cho người thân không?

Tại Khoản 2 Điều 72 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về người bào chữa như sau:

  • Luật sư;

  • Người đại diện của người bị buộc tội;

  • Bào chữa viên nhân dân;

  • Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

Ngoài ra, tại Khoản 4 Điều 72 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về những người sau đây không được bào chữa:

  • Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó;

  • Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

Như vậy, theo quy định hiện nay luật sư nằm trong nhóm đối tượng được phép trở thành người bào chữa.

Dù luật sư đó là người thân của bị can, bị cáo nhưng nếu không thuộc vào một trong các trường hợp bị cấm bào chữa như là người thân của người tiến hành tố tụng, người tham gia vụ án đó với tư cách người làm chứng, người giám định,... vẫn có thể tham gia với tư cách là người bào chữa.

Không phải luật sư có được bào chữa?

Không phải luật sư có được bào chữa?

Không phải luật sư có được bào chữa?

Tại Khoản 2 Điều 72 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về người bào chữa như sau:

  • Luật sư;

  • Người đại diện của người bị buộc tội;

  • Bào chữa viên nhân dân;

  • Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

Lưu ý:

  • Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau.

  • Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị buộc tội.

(Theo Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)

Có thể thấy, theo quy định hiện nay ngoài luật sư ra vẫn còn các đối tượng khác có thể trở thành người bào chữa như người đại diện của người bị buộc tội, bào chữa viên nhân dân, trợ giúp viên pháp lý.

Vợ có được bào chữa cho chồng?

Căn cứ theo Điều 75 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc lựa chọn người bào chữa như sau:

  • Người bào chữa do người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ lựa chọn.

  • Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa của người bị bắt, bị tạm giữ thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ.

    Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị bắt, bị tạm giữ phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân thích của họ để những người này nhờ người bào chữa.

Trong thời hạn 24 giờ kể khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa của người bị tạm giam thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị tạm giam có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ.

Trường hợp người bị tạm giam không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị tạm giam phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân thích của họ để những người này nhờ người bào chữa.

  • Trường hợp người đại diện hoặc người thân thích của người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam có đơn yêu cầu nhờ người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để có ý kiến về việc nhờ người bào chữa.

  • Người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận từ huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương trở lên cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.

Như vậy, trong trường hợp người chồng bị buộc tội có thể chọn người thân thích là vợ để bào chữa cho mình.

Tuy nhiên, việc người vợ bào chữa phải không thuộc vào các trường hợp không được phép làm người bào chữa như đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó; người tham gia với tư cách là người làm chứng,...

Vấn đề “Luật sư có được bào chữa cho người thân không?”. Nếu còn vấn đề nào thắc mắc, hay gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài: 1900.6199 để được hỗ trợ
Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X