hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 08/06/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Ly hôn đơn phương vắng mặt trong phiên tòa được không?

Ly hôn đơn phương có thủ tục phức tạp và mất thời gian hơn nhiều so với thuận tình ly hôn. Ly hôn đơn phương vắng mặt trong phiên tòa được không?

Câu hỏi: Sau nhiều mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng, tôi đã quyết tâm đâm đơn ra Tòa yêu cầu ly hôn đơn phương. Tuy nhiên, ngày Tòa án xét xử, tôi lại có chuyến công tác quan trọng ở xa nên không thể tham dự. Tôi có thể làm đơn xin xử vắng mặt mặc dù tôi là người yêu cầu ly hôn đơn phương được không? Nếu chồng tôi không đến phiên Tòa, tôi có ly hôn được không?

Ly hôn đơn phương, nguyên đơn xin vắng mặt được không?

Theo quy định tại Điều 227 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được quy định như sau: Nếu Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự (đương sự trong vụ án ly hôn đơn phương gồm nguyên đơn - bạn, bị đơn - chồng bạn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa. Tuy nhiên, nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Như vậy, dù bạn là nguyên đơn trong vụ án dân sự về ly hôn đơn phương vẫn có thể được vắng mặt tại lần Tòa án triệu tập lần nhất nếu bạn gửi đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Nếu Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 cũng quy định, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa.

Tuy nhiên, việc bạn - nguyên đơn vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa.

Tuy nhiên nếu bạn - nguyên đơn vắng mặt mà không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc có người đại diện tham gia phiên tòa, nếu không sẽ bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện. Trường hợp bị đình chỉ giải quyết vụ án, nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật.

Điều 228 Bộ luật Tố tụng Dân sự cũng quy định, Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong trường hợp nguyên đơn và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt hoặc nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa.

Như vậy, cả 02 phiên Tòa mà Tòa án triệu tập, bạn đều có thể vắng mặt nếu có đơn xét xử vắng mặt, và Tòa án vẫn tiếp tục xét xử.

Trường hợp thứ 2 là có người đại diện tham gia phiên tòa không áp dụng trong trường hợp này bởi Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng.

ly hon don phuong vang mat

Bị đơn vắng mặt trong vụ án ly hôn đơn phương có ly hôn được không?

Cũng căn cứ vào Điều 227 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, nếu bị đơn - chồng bạn, vắng mặt tại phiên tòa lần thứ nhất và không có đơn xin vắng mặt thì Tòa án phải hoãn phiên tòa. Trường hợp này, Tòa án sẽ thông báo cho các bên và ấn định thời gian mở phiên tòa tiếp theo.

Tòa án triệu tập hợp lệ tham gia phiên tòa lần thứ 2 mà bị đơn vẫn vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ theo thủ tục chung. Tại phiên tòa này, Tòa án sẽ ra quyết định chấp nhận yêu cầu của bạn hay bác bỏ đơn ly hôn đơn phương của bạn.Tuy nhiên, nếu bị đơn vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa.

Nếu trong cùng một vụ án mà bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt lần 2 và không có đơn xin xét xử vắng mặt thì Tóa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố và tiến hành xét xử vụ án để giải quyết yêu cầu của nguyên đơn.

Như vậy, nếu bị đơn - chồng bạn không có mặt trong phiên Tòa xét xử ly hôn đơn phương bạn vẫn có thể được ly hôn bình thường.

Trên đây là giải đáp ly hôn đơn phương vắng mặt trong phiên tòa được không? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.

>> Điều kiện để giành quyền nuôi con khi ly hôn đơn phương như thế nào?

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X