Khi chồng ngoại tình, nhiều người chọn phương án ly hôn. Tuy nhiên, ly hôn khi chồng ngoại tình, liệu pháp luật có bảo vệ quyền lợi của vợ và các con trong trường hợp này?
Chia tài sản ly hôn khi chồng ngoại tình thế nào?
Chào bạn. Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn cụ thể như sau:
- Nếu chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định của Luật này để giải quyết.
- Nếu chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định của Luật này.
- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
Như vậy, theo tinh thần của Luật, không phải lúc nào khi ly hôn tài sản chung vợ chồng cũng chia đôi mà còn căn cứ vào nhiều yếu tố khác.
4. Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia: […]
d) “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.
Theo hướng dẫn nêu trên, khi ly hôn và yêu cầu Tòa án chia tài sản, Thẩm phán sẽ dựa vào lỗi của mỗi bên trong việc vi phạm quyền và nghĩa vụ nhân thân, tài sản dẫn đến ly hôn để quyết định việc chia tài sản khi ly hôn xem ai được nhận phần nhiều hơn. Vì thế, nếu chồng bạn ngoại tình, không chung thủy thì Tòa án sẽ tiến hành xem xét yếu tố "lỗi" này khi chia tài sản chung để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.
Vì thế, việc bạn cần làm là nhanh chóng thu thập chứng cứ về việc chồng ngoại tình để làm bằng chứng xuất trình trước Tòa để có lợi hơn khi chia tài sản ly hôn (nếu 02 bên không có văn bản thỏa thuận tài sản trước khi đăng ký kết hôn.
Nếu chồng ngoại tình có được quyền nuôi con không?
Theo quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, vợ, chồng có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Nếu hai bên vợ chồng không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Lưu ý: Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, trước hết, khi giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con, Tòa án sẽ dựa vào độ tuổi của con để phân quyền nuôi con.
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho người mẹ nuôi chỉ trong trường hợp không đủ điều kiện, có thỏa thuận khác thì xem xét giải quyết phù hợp với lợi ích cho con.
Con từ đủ 36 tháng tuổi đến dưới 07 tuổi, Tòa án xem xét quyền lợi về mọi mặt của con để giao cho người có đủ điều kiện để nuôi.
Con trên 07 tuổi, ngoài các quyền lợi của con, Tòa án sẽ tham khảo thêm nguyện vọng của con xem con muốn ở với ai.
Như vậy, việc chồng ngoại tình dựa chính vào 02 yếu tố:
- Tuổi của con
- Các điều kiện vật chất, tinh thần của cha mẹ để xem ở với ai sẽ tốt hơn cho con về mọi mặt.
Và việc chồng ngoại tình không phải là căn cứ chính để Tòa án "tước" quyền nuôi con của người chồng. Tuy nhiên, nếu bạn chứng minh được chồng ngoại tình liên quan đến việc suy cấp đạo đức nghiêm trọng, thậm chí ngoại tình nên không có thời gian quan tâm, yêu thương con thì bạn có thể yêu cầu tòa cho bạn nuôi cả 02 con.
Trên đây là giải đáp ly hôn khi chồng ngoại tình, tôi được chia tài sản thế nào? Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ trực tiếp đến tổng đài 19006192 để được tư vấn kịp thời.
>> Những câu hỏi Tòa sẽ hỏi khi ly hôn là gì? Trả lời thế nào?