hieuluat
Chia sẻ email

Ly hôn vợ không yêu cầu cấp dưỡng, tòa có buộc chồng phải cấp dưỡng?

Việc cấp dưỡng cho con là nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con khi vợ chồng ly hôn. Tuy nhiên cũng có những trường hợp ly hôn không yêu cầu cấp dưỡng. Vậy trong trường hợp này Tòa có quyền yêu cầu bên không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng hay không?

Mục lục bài viết
  • Ly hôn không yêu cầu cấp dưỡng, tòa có buộc phải cấp dưỡng?
  • Quyền yêu cầu cấp dưỡng nuôi con thế nào?
  • Mức cấp dưỡng nuôi con theo quy định pháp luật
Câu hỏi: Hai vợ chồng tôi đang chuẩn bị ra tòa để làm thủ tục ly hôn. Con tôi dưới 3 tuổi nên chúng tôi cũng thống nhất để vợ tôi nuôi con. Vợ tôi kinh tế cũng ổn định nên không yêu cầu tôi cấp dưỡng cho con sau ly hôn. Cho tôi hỏi, nếu ly hôn vợ không yêu cầu cấp dưỡng thì Tòa có buộc tôi phải thực hiện nghĩa vụ này không? Sau này vợ tôi có thể yêu cầu tôi cấp dưỡng nữa hay không và mức cấp dưỡng cụ thể là bao nhiêu? Xin cảm ơn!

Ly hôn không yêu cầu cấp dưỡng, tòa có buộc phải cấp dưỡng?

Chào bạn, căn cứ quy định tại điểm a khoản 11 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về trường hợp người trực tiếp nuôi con không có yêu cầu cấp dưỡng như sau:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 92 Luật Hôn nhân gia đình thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây được xem là nghĩa vụ của cha, mẹ. Vì vậy, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.

Như vậy, vợ bạn không yêu cầu bạn cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn, thì Tòa án sẽ giải thích cho vợ bạn hiểu rằng việc cấp dưỡng là quyền lợi của con để vợ bạn biết nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho con chứ không buộc bạn phải thực hiện nghĩa vụ này.

ly hon khong yeu cau cap duong

Về vấn đề, sau này vợ bạn có được yêu cầu bạn cấp dưỡng cho con hay không, mời bạn theo dõi tiếp nội dung dưới đây.

Quyền yêu cầu cấp dưỡng nuôi con thế nào?

Căn cứ theo Điều 119 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó

Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:

- Người thân thích

- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình

- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em

- Hội liên hiệp phụ nữ

Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định trên yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Bên cạnh đó, theo Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình:

- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Như vậy, sau này vợ bạn vẫn có thể gửi đơn yêu cầu về Tòa án nhân dân nơi đã ra quyết định/ bản án ly hôn để yêu cầu Tòa án buộc bạn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Nếu bạn có điều kiện nhưng cố tình trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, chồng bạn có thể bị xử lý theo các quy định của pháp luật.

Mức cấp dưỡng nuôi con theo quy định pháp luật

Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào:

Thứ nhất là thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng

Thứ hai là căn cứ nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.

Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Ngoài ra, khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi này là do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Như vậy, pháp luật không quy định cụ thể số tiền chu cấp cho con sau ly hôn là bao nhiêu mà mức cấp dưỡng là do hai bên thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng của người cấp dưỡng, nhu cầu của người được cấp dưỡng. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa giải quyết.

Trên đây là thông tin về vấn đề ly hôn không yêu cầu cấp dưỡng. Xác định thế nào? Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ trực tiếp đến tổng đài  19006192 để được tư vấn kịp thời.

>> Không trực tiếp nuôi con sau ly hôn phải chu cấp cho con bao nhiêu?

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X