hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 06/06/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Phụ nữ được hưởng những quyền lợi gì khi ly hôn?

Khi vợ chồng ra tòa ly hôn có nghĩa là mối quan hệ giữa hai người có những mâu thuẫn, bất đồng khó giải quyết. Phụ nữ có những quyền lợi nhất định khi ly hôn, cụ thể đó là gì?

Câu hỏi: Tôi được biết phụ nữ có những quyền lợi nhất định khi ly hôn, cụ thể đó là gì? Mong HieuLuat thông tin giúp tôi! Xin cảm ơn!

Chào bạn, vai trò của phụ nữ ngày càng được đề cao, nam giới và nữ giới cũng đã bình đẳng hơn trước rất nhiều. Khi ly hôn, quyền lợi của người vợ cũng được pháp luật bảo đảm như sau:

1. Được hưởng một phần tài sản chung vợ chồng

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung (Điều 33 Luật Hôn nhân gia đình)

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Theo đó, người vợ được hưởng một phần tài sản chung của vợ chồng. Vì để có được khối tài sản chung cả hai phải cùng nhau đóng góp. Có thể chồng đi làm có lương, vợ ở nhà nội trợ, chăm sóc con cái; người vợ có thể đóng góp về vật chất lẫn tinh thần trong cuộc sống hôn nhân.

Về nguyên tắc thì tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được chia theo sự thỏa thuận, tuy nhiên nhiều vụ án ly hôn phải cần đến sự can thiệp của tòa án trong việc phân chia tài sản. Lúc này, tài sản chung vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố: Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập tài sản chung; Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh; Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Khi đã là tài sản chung của vợ chồng Tòa án vẫn sẽ giải quyết chia tài sản cho cả hai bên không phụ thuộc vào việc ai là người đứng tên, nhằm đảm bảo quyền lợi xứng đáng mà người vợ được hưởng.

ly hon phu nu duoc huong quyen loi gi

2. Có lợi thế về quyền nuôi con khi ly hôn

Sau khi ly hôn, người phụ nữ cũng được đảm bảo quyền lợi trong việc nuôi con. Mặc dù, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trong việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con nhưng việc con ở với ai, con nào ở với bố, con nào ở với mẹ là do hai bên tự thỏa thuận hoặc Tòa án sẽ quyết định người trực tiếp nuôi con.

Cụ thể Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình quy định, vợ chồng có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi của con.

Tuy nhiên, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con rằng con muốn ở với bố hay mẹ.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con. Nhưng trong trường hợp người mẹ không đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con thì có thể giao con cho người cha nuôi.

Người nào không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, đồng thời tôn trọng quyền được sống chung với người còn lại của con. Mặt khác, người không trực tiếp nuôi có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không bị ai cản trở.

3. Khi đang mang thai, chồng không được yêu cầu ly hôn

Điều 51 Luật Hôn nhân gia đình quy định rõ những người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn:

- Vợ và chồng (nếu thuận tình ly hôn)

- Vợ hoặc chồng (nếu ly hôn đơn phương)

- Cha, mẹ, người thân thích khác nếu một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình và là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần

Khoản 3 Điều này cũng quy định rằng, người chồng không được quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Tuy nhiên, Luật chỉ quy định người chồng không được ly hôn khi vợ có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nhưng ngược lại người vợ ở các trường hợp này vẫn có quyền yêu cầu ly hôn nếu mục đích hôn nhân không đạt được, đời sống chung không thể kéo dài…

Ngoài những quyền lợi về tài sản chung, con chung nhiều trường hợp phụ nữ khi ly hôn còn được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe. Phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình còn có quyền tố cáo người chồng về hành vi bạo lực gia đình, thậm chí là tố giác hình sự về tội cố ý gây thương tích.

Trên đây là giải đáp về việc ly hôn phụ nữ được hưởng quyền lợi gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006192 để được hỗ trợ.

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X