hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 06/07/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Muốn ly hôn thuận tình không cần ra tòa, phải làm thế nào?

Trong quá trình ly hôn, nhiều cặp vợ chồng có nhu cầu không muốn đến tham dự phiên họp, phiên tòa ly hôn. ​Muốn ly hôn thuận tình không cần ra tòa phải làm thế nào?

Câu hỏi: Hai vợ chồng em đã thống nhất cùng ký vào đơn ly hôn và nộp ra tòa. Con cái và tài sản chúng em đã thỏa thuận được. Vậy, em có thể làm cách nào để không cần đến Tòa được không?

Thủ tục thuận tình ly hôn tiến hành thế nào?

Căn cứ Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, việc ly hôn thuận tình tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền

Bước 2: Thụ lý vụ án

- Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ ly hôn theo quy định của pháp luật, Chánh án Tòa án sẽ phân công Thẩm phán giải quyết trong thời hạn 03 ngày,

Nếu hồ sơ đủ điều kiện, Thẩm phán sẽ ra thông báo về nộp lệ phí.

- Cần nộp lệ phí trong vòng 05 ngày làm việc.

-  Tòa án thụ lý đơn yêu cầu khi người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự;

Bước 3: Tòa án chuẩn bị xét đơn yêu cầu và mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày thụ lý. Trong thời gian này, Tòa án sẽ phải tiến hành họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

Bước 4: Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn

Việc công nhận thuận tình ly hôn chỉ đặt ra nếu hòa giải không thành, vợ chồng vẫn muốn ly hôn thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật.

muốn ly hôn thuận tình không cần ra tòa phải làm thế nào
Muốn ly hôn thuận tình không cần ra tòa phải làm thế nào?

Muốn ly hôn thuận tình không cần ra tòa phải làm thế nào?

Ly hôn thuận tình không hòa giải được không?

Khoản 2 Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự nêu rõ, khi giải quyết yêu cầu ly hôn thuận tình, Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

Như vậy, ly hôn thuận tình phải tiến hành hòa giải tại Tòa trừ một số trường hợp đặc biệt.

Thông thường hòa giải ly hôn thuận tình có thể được tổ chức 01 đến 02 lần. Theo khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng Dân sự, với việc ly hôn nói chung, ly hôn thuận tình nói riêng, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng.

Như vậy, muốn thuận tình ly hôn, hai bên cần có mặt tại phiên hòa giải để thực hiện thủ tục này.

Ly hôn thuận tình không có mặt khi Tòa triệu tập được không?

Căn cứ khoản 2 Điều 367 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ phải tham gia phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án.

Như vậy, khi Tòa mở phiên họp giải quyết việc ly hôn thuận tình, các bên phải có mặt tại Tòa theo giấy triệu tập của Tòa.

Dẫu như vậy nhưng pháp luật vẫn cho phép, vợ, chồng yêu cầu thuận tình ly hôn có thể vắng mặt. Cụ thể:

- Nếu đương sự vắng mặt lần thứ nhất: Tòa án sẽ hoãn phiên họp trừ trường hợp người yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ (được phép gửi đơn yêu cầu giải quyết vắng mặt mà phiên họp không bị hoãn).

- Nếu đương sự vắng mặt lần thứ hai: Vẫn được phép gửi đơn yêu cầu giải quyết vắng mặt. Nếu không có đơn mà vắng mặt, người yêu cầu sẽ bị coi là từ bỏ yêu cầu và Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự.

Như vậy, theo quy định này, vợ, chồng có thể vắng mặt và đề nghị Tòa giải quyết ly hôn vắng mặt. Nhưng nếu không có đơn yêu cầu giải quyết vắng mặt mà vắng mặt lần thứ hai thì sẽ bị coi là từ bỏ yêu cầu và việc ly hôn thuận tình sẽ bị đình chỉ.

Kết luận: Trong việc ly hôn thuận tình, vợ, chồng phải có mặt tại phiên hòa giải và có thể xin vắng mặt tại phiên họp giải quyết ly hôn thuận tình. Nghĩa là không có cách nào ly hôn thuận tình mà không cần ra Tòa.

Trên đây là giải đáp muốn ly hôn thuận tình không cần ra tòa phải làm thế nào? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006192 để được hỗ trợ.

>> Ly hôn, tòa triệu tập mấy lần rồi mới xét xử?

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X