hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 19/11/2021
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Phiếu lý lịch tư pháp để làm gì? Khi nào bị từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp?

Không phải ai cũng hiểu rõ về Phiếu lý lịch tư pháp cũng như các thủ tục yêu cầu cấp lý lịch tư pháp. Vậy, lý lịch tư pháp để làm gì? Phiếu lý lịch tư pháp sẽ gồm những nội dung gì? Trường hợp nào người dân bị từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp?

Lý lịch tư pháp dùng để làm gì?

Câu hỏi: Tôi làm nghề xe ôm, giờ muốn chuyển sang làm xe ôm công nghệ, tôi có đăng ký vào Grab và công ty yêu cầu tôi phải cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Vậy xin hỏi lý lịch tư pháp là gì? Phiếu này dùng để làm gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009:

1. Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Vậy, lý lịch tư pháp để làm gì?

Phiếu lý lịch tư pháp bao gồm Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu lý lịch tư pháp số 2, trong đó các phiếu này được dùng để cấp cho nhiều đối tượng khác nhau, cụ thể:

- Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho:

+ Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt nam;

+ Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

- Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

Tuy nhiên, cả 02 loại phiếu lý lịch tư pháp này đều chùng chung mục đích:

- Xác nhận thông tin về nhân thân;

- Xác nhận tình trạng về án tích (có hay không có án tích? Được xóa án tích vào thời gian nào?...)...

- Có bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp hay không?...

Phiếu lý lịch tư pháp để làm gì? Khi nào bị từ chối cấp? (Ảnh minh họa)


Trên Phiếu lý lịch tư pháp có những nội dung gì?

Câu hỏi: Trên Phiếu lý lịch tư pháp sô 1 và số 2 thể hiện những thông tin gì? Tôi cảm ơn! - Hằng Vũ

Các thông tin ghi trên Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 là không hoàn toàn giống nhau. Cụ thể:

Thông tin cá nhân

Tình trạng án tích

Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp

Phiếu lý lịch tư pháp số 1

Các thông tin của người được cấp phiếu:

- Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú;

- Số CMND/Hộ chiếu.

- Người không bị kết án thì ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung.

Lưu ý:

- Người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”;

- Người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”.

- Người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã” và ngược lại.

Phiếu lý lịch tư pháp số 2

- Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số CMND người được cấp; hoặc

- Hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

- Người không bị kết án thì ghi là “không có án tích”;

- Người đã bị kết án thì ghi đầy đủ các nội dung:

+ Các án tích đã được xoá;

+ Thời điểm được xoá án tích;

+ Án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính,...

- Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.

Được ghi như với Phiếu lý lịch tư pháp số 1.

Khi nào người dân bị từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp?

Câu hỏi: Xin hỏi, tôi được một người bạn ủy quyền để đi xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp, tuy nhiên chúng tôi chỉ ủy quyền miệng, khi đến Sở Tư pháp có yêu cầu tôi xuất tình giấy ủy quyền, do không có nên Sở đã từ chối nhận hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho tôi. Như thế có đúng không? Tôi cảm ơn! – Thùy Nguyễn (Yên Bái).

Tại Điều 49 Luật Lý lịch tư pháp 2009 đã quy định rất rõ về các trường hợp từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp, gồm:

- Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp không thuộc thẩm quyền;

- Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người khác mà không đủ điều kiện quy định tại Điều 7 và khoản 3 Điều 45 của Luật này;

- Giấy tờ kèm theo Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp không đầy đủ hoặc giả mạo.

Theo đó, trường hợp từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.

Mặt khác, khoản 3 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp nêu rõ:

3. Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.

Như vậy, theo các căn cứ trên, khi ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp lý lịch tư pháp mà không phải là cha, mẹ, vợ, chồng, con thì các bên phải có văn bản ủy quyền. Trường hợp không có văn bản ủy quyền sẽ bị từ chối cấp lý lịch tư pháp.

Lưu ý, chỉ được ủy quyền trong trường hợp cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1.

Trên đây là giải đáp vấn đề Lý lịch tư pháp để làm gì? Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

>> Tôi có thể làm lý lịch tư pháp online được không? Cách làm thế nào?

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X