hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 18/02/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Ly thân là gì? Đang ly thân yêu người khác có vi phạm pháp luật không?

Nhiều cặp vợ chồng khi xảy ra mâu thuẫn, rạn nứt tình cảm thường lựa chọn ly thân. Trong thời gian này, không ít trường hợp vợ hoặc chồng lại yêu và sống chung, thậm chí là cưới người khác. Vậy, pháp luật có cho phép đang ly thân được yêu hay cưới người khác không?

Mục lục bài viết
  • Ly thân là gì? 
  • Ly thân có cần làm thủ tục gì không?
  • Ly thân và ly hôn khác nhau ra sao?
  • Điểm giống nhau giữa tình trạng ly thân và ly hôn trong hôn nhân
  • Điểm khác nhau giữa tình trạng ly thân và ly hôn 

Ly thân là gì? 

Ly thân là việc mà vợ chồng không còn sống chung với nhau bởi lý do nào đó mà thông thường là do tình cảm vợ chồng rạn nứt. Mặc dù đây là một khái niệm quen thuộc có lẽ ai cũng đã từng nghe nhắc đến tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về vấn đề này. Đồng thời, ly thân cũng không hề được đề cập đến trong Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành cũng như các văn bản liên quan khác.

Ly thân có cần làm thủ tục gì không?

Thủ tục ly thân là gì? Luật pháp Việt Nam hiện tại chưa có bất kỳ điều luật hoặc quy định nào về việc ly thân. Nếu như hai vợ chồng đều đồng ý và nhất trí chung đi đến tình trạng ly thân trong hôn nhân thì có thể sử dụng mẫu đơn ly thân để thỏa thuận với nhau. 

Vì pháp luật không xử lý vấn đề ly thân, không yêu cầu bắt buộc hai vợ chồng phải ly thân trước khi đến quyết định ly hôn nên ly thân không cần phải có thủ tục gì. 

Do đó, để trả lời cho câu hỏi ly thân có cần ra tòa không? thì câu trả lời là Không! Ly thân là tình trạng hôn nhân không được pháp luật xử lý cho nên về mặt pháp lý mối quan hệ vợ chồng vẫn được tính. Cả hai bên vợ và chồng đều vẫn còn quyền lợi và nghĩa vụ trong hôn nhân như trong mối quan hệ hôn nhân hòa thuận bình thường.

 

Ly thân là gì? Đang ly thân yêu người khác có vi phạm pháp luật không? (Ảnh minh họa)

Ly thân và ly hôn khác nhau ra sao?

Ly thân và ly hôn có những điểm tương đồng, tuy nhiên, bên cạnh đó hai tình trạng này cũng có một vài điểm khác biệt với nhau.

Điểm giống nhau giữa tình trạng ly thân và ly hôn trong hôn nhân

Nguyên nhân đi đến ly thân và ly hôn trong quan hệ hôn nhân khá tương đồng. Đó là cả hai vợ chồng xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp, không tìm được tiếng nói chung dẫn đến mối quan hệ bị rạn nứt.

Bên cạnh đó, vấn đề sinh hoạt trong tình trạng ly thân và ly hôn cũng giống nhau. Hai vợ chồng không còn sống chung, ăn uống, ngủ nghỉ cùng nhau nữa mà mỗi người sống một không gian riêng. 

Tình cảm giữa vợ và chồng trong hai tình trạng trên đều thể hiện thái độ không còn mặn nồng với mối quan hệ này nữa. Tuy nhiên, xét theo một mức độ nào đó thì tình cảm khi ly hôn không thể cứu vẫn vì cả hai đã trải qua nhiều lần hòa giải trước tòa nhưng không thành.

Điểm khác nhau giữa tình trạng ly thân và ly hôn 

Tình trạng hôn nhân

Tình cảm

Thủ tục

Con cái, tài sản, nợ nần chung

Ly thân

Vợ chồng xuất hiện rạn nứt trong vấn đề tình cảm

Không cần phải nộp hồ sơ ra tòa, chỉ cần có mẫu đơn ly hôn có sự đồng thuận của hai vợ chồng

Nghĩa vụ và quyền lợi đối với con chung, tài sản và nợ giữa hai vợ chồng vẫn tiếp tục như lúc trước

Ly hôn

Vợ chồng có sự rạn nứt, không thể kết nối được với nhau, không thể hòa hợp sau nhiều lần hòa giải

Tiến hành viết đơn ly hôn, chuẩn bị hồ sơ và thủ tục ra tòa để giải quyết

Hai vợ chồng sẽ thỏa thuận việc phân chia con cái, tài sản, nợ nần với nhau. Nếu xảy ra tranh chấp thì tòa sẽ đứng ra giải quyết theo quy định của pháp luật



Đang ly thân có được yêu hay sống chung với người khác không?

Việc đang ly thân nhưng vợ/chồng sống chung với người khác không phải là hiếm gặp hiện nay. Vậy pháp luật có thừa nhận điều này không?

Như đã trình bày ở trên, ly thân không phải là ly hôn. Do đó, dù vợ chồng không còn sống chung với nhau tuy nhiên mọi ràng buộc, nghĩa vụ, trách nhiệm trong quan hệ hôn nhân vẫn tồn tại (về mặt pháp lý, vợ chồng ly thân vẫn được coi là sống chung với nhau). Đồng thời, theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình thì quan hệ vợ chồng chỉ thật sự chấm dứt khi có quyết định ly hôn của tòa án. 

Do đó, trong thời gian ly thân, nếu vợ hoặc chồng có quan hệ tình cảm với một người khác, thậm chí là chung sống như vợ chồng với người khác thì được coi là ngoại tình, vi phạm chuẩn mực đạo đức và vi phạm pháp luật.

Với hành vi ngoại tình, vợ hoặc chồng có thể sẽ bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

- Nếu đang có vợ/chồng mà chung sống như vợ, chồng với người khác hoặc chưa có vợ/chồng nhưng chung sống với người biết rõ đã có chồng/vợ thì sẽ bị phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng (khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP).

- Ngồi tù đến 03 năm (Điều 182 Bộ luật Hình sự về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng).

 

Thấy vợ hoặc chồng ngoại tình, phải làm gì?

Khi thấy vợ hoặc chồng ngoại tình, bạn có thể xử lý như sau:

- Thứ nhất, thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ về việc ngoại tình của vợ/chồng. Điều này sẽ giúp bạn giành được lợi thế hơn khi ra tòa ly hôn (nhất là với ly hôn đơn phương), đồng thời thu thập đầy đủ tài liệu chứng sẽ tạo nhiều thuận lợi hơn trong quá trình khởi kiện (nếu có).

 Cần lưu ý rằng, do việc sống chung với người khác như vợ chồng chỉ bị xử lý về hành vi ngoại tình nên việc thu thập các bằng chứng cần thể hiện các biểu hiện sau:

+ Vợ/chồng có tổ chức đám cưới với người khác;

+ Có sự chứng kiến của cá nhân, tổ chức khác…

- Khởi kiện hoặc tố cáo hành vi ngoại tình của chồng: Với những bằng chứng thu thập được nêu trên, bạn có thể khởi kiện lên Tòa án hoặc tố cáo hành vi ngoại tình của chồng để được xử lý.

Hieuluat vừa giải đáp về Ly thân là gì? Nếu còn thắc mắc khác, độc giả có thể liên hệ với các chuyên gia pháp lý của chúng tôi qua hotline  19006199 để được hỗ trợ.

>> Ly hôn là gì? Khi nào được gọi là ly hôn thuận tình?

Có thể bạn quan tâm

X