hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 10/12/2021
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Nếu không may để mất thẻ ATM gắn chip, chủ thẻ phải làm gì?

Thẻ ATM gắn chip với những ưu điểm vượt trội về độ an toàn và tính bảo mật cao, tuy nhiên nếu chủ thẻ lỡ đánh mất có thể sẽ bị kẻ gian thực hiện các giao dịch như rút tiền, chuyển khoản…Vậy bị mất thẻ ATM gắn chip, phải làm sao?

Mục lục bài viết
  • Thẻ ATM gắn chip sẽ được sử dụng phổ biến
  • Mất thẻ ATM gắn chip, phải làm sao?
  • 04 cách khóa thẻ ATM gắn chip
  • Mất thẻ ATM gắn chip, rút được tiền không?
  • Cách bảo vệ tiền trong thẻ ATM gắn chip
Câu hỏi: Hiện nay thẻ ATM đang được sử dụng phổ biến, cho em hỏi nếu như làm mất thẻ ATM gắn chip thì phải xử lý bằng cách nào nhanh nhất để có thể bảo toàn được tiền trong tài khoản của mình?

Chào bạn, đúng là thẻ ATM gắn chip ngày đang được sử dụng rộng rãi. Về tương lai lâu dài, có thể loại thẻ này sẽ thay thế thẻ ATM từ. Và như câu hỏi của bạn, trong quá trình sử dụng thẻ, sẽ có trường hợp không may bị mất thẻ. Chúng tôi xin đưa ra những thông tin như sau để người dùng thẻ ATM gắn chip lưu ý trong trường hợp bị lấy cắp hay đánh rơi thẻ.

Thẻ ATM gắn chip sẽ được sử dụng phổ biến

Theo quy định tại Điều 27 Thông tư 41/2018/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 22/2020/TT-NHNN thì lộ trình chuyển đổi thẻ ATM công nghệ từ sang thẻ gắn chíp như sau:

- Đối với tổ chức thanh toán thẻ

1. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2019, ít nhất 35% ATM, 50% thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán đang hoạt động tại Việt Nam của TCTTT tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.

2. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, 100% ATM và thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán đang hoạt động tại Việt Nam của TCTTT tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.

- Đối với tổ chức phát hành thẻ

1. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2019, ít nhất 30% số thẻ có BIN do Ngân hàng Nhà nước cấp đang lưu hành của TCPHT tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.

2. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, ít nhất 60% số thẻ có BIN do Ngân hàng Nhà nước cấp đang lưu hành của TCPHT tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.

3. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, 100% số thẻ có BIN do Ngân hàng Nhà nước cấp đang lưu hành của TCPHT tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.

4. Từ ngày 31 tháng 3 năm 2021, các TCPHT thực hiện phát hành thẻ có BIN do Ngân hàng Nhà nước cấp phải tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.

Như vậy, từ 31/03/2021 các Ngân hàng đã dừng phát hành thẻ từ. Khách hàng làm mới thẻ từ thời điểm đó cũng sẽ được cấp thẻ ATM gắn chip.

Theo đó, việc dùng thẻ ATM sẽ ngày càng phổ biến, thông dụng hơn so với thời gian trước. Nội dung hôm nay, Hieuluat sẽ chia sẻ những thông tin liên quan đến trường hợp không may bị mất thẻ ATM gắn chip.

mat the atm gan chip, phai lam sao
Cần thông báo cho ngân hàng để khóa thẻ khi mất thẻ ATM gắn chip. (Ảnh minh họa)

Mất thẻ ATM gắn chip, phải làm sao?

Thẻ ATM gắn chip hỗ trợ người dùng tính năng thanh toán không tiếp xúc (Contactless), nhiều nơi chấp nhận thanh toán bằng thẻ không cần nhập mật khẩu của thẻ nên khi mất thẻ nguy cơ bị kẻ gian dùng thẻ để thanh toán khá cao.

Vì vậy khi bị mất thẻ ATM gắn chip, đầu tiên bạn cần liên hệ với ngân hàng để yêu cầu khóa tài khoản. Việc làm này giúp ngăn chặn kịp thời việc kẻ gian thực hiện các giao dịch như thanh toán, rút tiền…từ thẻ của bạn.

Sau đó, bạn cần mang giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân/Căn cước/Hộ chiếu đến trụ sở Ngân hàng hoặc phòng giao dịch, chi nhánh của ngân hàng để được hướng dẫn cấp lại thẻ mới.

Thủ tục cấp lại thẻ như sau:

- Điền thông tin vào mẫu giấy xin cấp lại thẻ ATM gắn chip

- Nộp phí làm lại thẻ, tùy vào ngân hàng, tuy nhiên mức giá chung thường là 50.000 đồng.

Thông thường, thời gian làm lại thẻ mất khoảng 01 tuần.

04 cách khóa thẻ ATM gắn chip

Để khóa thẻ ATM gắn chip, bạn có thể thực hiện bằng 04 cách:

1. Gọi điện tới tổng đài (hotline chăm sóc khách hàng)

Khi có nhu cầu khóa tài khoản ngân hàng, chủ thẻ có thể gọi điện tới tổng đài. Các ngân hàng đều có số Hotline hỗ trợ khách hàng khi gặp sự cố trong giao dịch. Tổng đài viên sẽ hỗ trợ chủ thẻ khóa tài khoản nhanh chóng để bảo vệ tài sản nếu không máy kẻ gian nhặt được và dùng th

2. Thực hiện tại quầy giao dịch ngân hàng

Khách hàng có thể đến trực tiếp trụ sở ngân hàng/chi nhánh hoặc phòng giao dịch của ngân hàng mình làm thẻ để thực hiện việc khóa thẻ. Giao dịch viên sẽ hướng dẫn thủ tục để khóa thẻ.

Khách hàng chỉ cần ký vào giấy yêu cầu, tài khoản sẽ được khóa. Tuy nhiên, nhược điểm của cách này sẽ tốn thời gian nếu quầy giao dịch đông khách hàng.

3. Dùng Internet Banking/Mobile Banking

Đây là cách khóa tài khoản ngân hàng nhanh chóng, tiện lợi nhất hiện nay. Chủ thẻ chỉ cần sử dụng điện thoại hoặc máy tính có kết nối mạng Internet, đăng nhập vào tài khoản ngân hàng, lựa chọn chức năng khóa thẻ.

Khi có nhu cầu, khách hàng có thể mở lại thẻ một cách dễ dàng. Tuy nhiên, khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ phải chịu phí định kỳ, mức phí bao nhiêu tùy thuộc vào quy định của từng ngân hàng.

4. Thực hiện tại cây ATM

Nếu khách hàng muốn đóng thẻ, khóa thẻ khi có nhu cầu có thể thực hiện tại các cây ATM thông qua hình thức quét mã QR Code, vì hiện nay một số ngân hàng đã tích hợp tính năng đóng, khóa thẻ ở các cây ATM. Khách hàng có thể thực hiện vào các ngày trong tuần, bất kể thời gian nào.

Mất thẻ ATM gắn chip, rút được tiền không?

Câu hỏi: Cho tôi hỏi, nếu không may mất thẻ ATM gắn chip và đã báo Ngân hàng khóa thẻ, tôi có thể rút tiền trong tài khoản của mình bằng cách nào?

Chào bạn, khi mất thẻ ATM gắn chip, đã báo ngân hàng khóa thẻ, trong khi chờ cấp lại thẻ mới, bạn vẫn có thể rút tiền mà không cần dùng thẻ bằng 02 phương thức:

-  Mang CMND/CCCD gắn chip tới các phòng giao dịch/chi nhánh ngân hàng để làm thủ tục rút tiền mặt.

Chỉ cần chữ ký của chủ thẻ đúng với chữ ký khi đăng ký làm thẻ là có thể rút được tiền.

- Tải ứng dụng ngân hàng về máy, bằng việc quét mã QR tại các cây ATM, khách hàng cũng có thể rút tiền mà không cần dùng đến thẻ. Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều hỗ trợ khách hàng rút tiền bằng cách này.

Cách bảo vệ tiền trong thẻ ATM gắn chip

Khi dùng thẻ ATM gắn chip, khách hàng nên nhớ một số lưu ý nhằm bảo vệ tài sản của mình trong thẻ ATM. Cụ thể:

- Không được đưa thẻ cho người khác mượn nhờ rút hộ tiền hay cho biết mật khẩu thẻ của mình.

- Mật khẩu thẻ không nên đặt là ngày sinh, số điện thoại…

- Ưu tiên dùng tính năng Contactless khi rút tiền hoặc thanh toán máy POS có hỗ trợ

- Thận trọng khi giao dịch trực tuyến: không bấm vào các đường link yêu cầu nhập thông tin cá nhân, thông tin thẻ; chỉ mua sắm, thanh toán trực tuyến tại những website uy tín, chính thức của các ngân hàng…

- Nên đăng ký dịch vụ SMS Banking của ngân hàng cung cấp để nhanh chóng cập nhật tình trạng tài khoản ngân hàng

- Không để lộ thông tin, mật khẩu thẻ: thay đổi mật khẩu thường xuyên, không nên sử dụng tính năng lưu mật mã để đăng nhập tự động cho lần sau.

- Khi truy cập vào hệ thống ngân hàng điện tử hạn chế dùng máy tính, mạng WiFi công cộng.

* Contactless là công nghệ thanh toán không tiếp xúc cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch bằng cách chạm thẻ ngay trước thiết bị thanh toán tại quầy thu ngân mà không cần quẹt thẻ.
Hi vọng những nội dung trên đã cung cấp đủ thông tin cho bạn về vấn đề mất thẻ ATM gắn chip, phải làm sao? Nếu bạn còn vướng mắc, có thể liên hệ hotline  19006192 để được hỗ trợ.

>> ATM gắn chip có những loại nào, dùng khác thẻ từ ra sao?

Có thể bạn quan tâm

X