Hiện nay, có không ít thủ tục yêu cầu phải có bản sao Giấy khai sinh. Vậy, mẫu bản sao Giấy khai sinh mới nhất hiện nay có hình thức thế nào? Có giá trị sử dụng thay thế bản chính không?
Bản sao Giấy khai sinh có giá trị thế nào?
Mất mát, hư hỏng,… Giấy khai sinh bản gốc là điều mà khá nhiều người gặp phải. Nếu không có giấy tờ này sẽ gây ra nhiều bất lợi, khó khăn cho người dân khi đi làm các thủ tục như: Nhập học cho con, đăng ký tạm trú,…
Do đó, cùng với Giấy khai sinh bản gốc, người dân nên yêu cầu cấp thêm Giấy khai sinh bản sao. Vậy, điều mà nhiều người thắc mắc đó là liệu giá trị pháp lý của bản sao có giống như bản gốc hay không?
Theo Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định bản sao nói chung gồm:
- Bản sao được cấp từ sổ gốc;
- Chứng thực bản sao từ bản chính.
Từ đó, có thể thấy bản sao Giấy khai sinh cũng bao gồm:
- Bản sao Giấy khai sinh cấp từ sổ gốc: Loại này sẽ do cơ quan đang quản lý sổ gốc cấp;-
- Chứng thực bản sao Giấy khai sinh từ bản chính: Loại này sẽ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao đúng với bản chính.
Đặc biệt, về giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc và chứng thực bản sao từ bản chính, khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP nêu rõ:
“1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Như vậy, căn cứ theo các quy định trên thì bản sao Giấy khai sinh gồm 02 loại, các loại này đều có giá trị sử dụng thay thế được cho bản chính.
Do đó, khi thực hiện các thủ tục, giao dịch bạn có thể nộp bản sao Giấy khai sinh và mang theo bản chính để đối chiếu.
Mẫu bản sao Giấy khai sinh mới nhất hiện nay thế nào? (Ảnh mnh họa)
Xin cấp bản sao Giấy khai sinh có phức tạp không?
Để làm thủ tục cấp bản sao Giấy khai sinh, trước tiên bạn cần xác định cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy tờ này.
Tại Điều 63 Luật Hộ tịch 2014 nêu rõ:
“Cá nhân không phân biệt nơi cư trú (thường trú, tạm trú) có quyền yêu cầu cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch đã đăng ký về sự kiện khai sinh của người đó.”
Trong đó, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm:
- Cơ quan đăng ký hộ tịch: UBND cấp xã, UBND cấp huyện, Cơ quan đại diện lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài, Cơ quan đại diện ngoại giao, (sau đây gọi là cơ quan đại diện).
- Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao;
- Các cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Như vậy, để xin cấp bản sao giấy khai sinh, bạn có thể đến một trong các cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch nêu trên để xin cấp trích lục giấy khai sinh.
Trình tự, thủ tục xin cấp bản sao Giấy khai sinh cụ thể như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
- Người có yêu cầu cấp bản sao Giấy khai sinh cần chuẩn bị bản gốc Giấy khai sinh xuất trình để đối chiếu với bản sao.
- Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
Hiện nay, người dân còn có thể xin cấp bản sao Giấy khai sinh online.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Cán bộ, công chức có trách nhiệm, quyền hạn giải quyết tiến hành ngay việc xử lý hồ sơ theo đúng pháp luật quy định.
- Trường hợp nội dung hồ sơ không phù hợp với quy định của pháp luật, phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do việc từ chối.
Bước 3: Trả kết quả
- Thời gian trả kết quả từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần, trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định;
- Người dân nộp lại Phiếu hẹn trước khi nhận kết quả.
Mẫu bản sao Giấy khai sinh mới nhất hiện nay
Trên đây là Mẫu bản sao Giấy khai sinh mới nhất hiện nay. Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.