hieuluat
Chia sẻ email

Mẫu giấy chuyển tuyến Bảo hiểm y tế mới nhất

Nhiều trường hợp phải chuyển tuyến BHYT khi khám chữa bệnh. Vậy Mẫu giấy chuyển tuyến mới nhất là mẫu nào?

Câu hỏi: Xin chào mọi người. Gần đây tôi bị đau đầu không rõ nguyên nhân, mặc dù đã đi khám ở bệnh viện huyện nhưng không đỡ. Nay tôi muốn lên bệnh viện tỉnh để khám lại. Tôi muốn hỏi về mẫu giấy chuyển tuyến Bảo hiểm y tế để xin chuyển lên tuyến trên khám bệnh. Tôi xin cảm ơn.

Mẫu giấy chuyển tuyến mới nhất

Mẫu giấy chuyển tuyến mới nhất
Thông thường khi đến khám bệnh, người khám sẽ phải đến nơi khám chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT để khám trước, sau đó tùy vào tình hình có thể sẽ được sắp xếp khám chữa bệnh ở tuyến phù hợp. Từ đó có thủ tục chuyển tuyến khám chữa bệnh. Việc chuyển tuyến khám chữa bệnh có các trường hợp sau:

- Chuyển từ tuyến dưới lên tuyến trên;

- Chuyển từ tuyến trên xuống tuyến dưới;

- Chuyển cùng tuyến (sang cơ sở khám chữa bệnh cùng tuyến khác).

Nghị định 75/2023/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 146/2018 quy định chi tiết Luật bảo hiểm y tế vừa có hiệu lực ngày 03/12/2023, trong đó có sửa đổi Mẫu giấy chuyển tuyến. Mẫu giấy chuyển tuyến theo nghị định 75/2023/NĐ-CP như sau:

Sửa/In biểu mẫu

Mẫu số 6

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
(BYT/SYT/...)
TÊN CƠ SỞ KHÁM
BỆNH, CHỮA BỆNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

Số hồ sơ: ….
Vào sổ chuyển tuyến số:
……

Số: …/202…/GCT

GIẤY CHUYỂN TUYẾN KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ

Kính gửi: ……………………...……………………………..

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:…………………………………. Trân trọng giới thiệu:

- Họ và tên người bệnh: …………………………...Nam/Nữ:……. Năm sinh:……..

- Địa chỉ: …………………………………………………………………………………….

- Dân tộc: …………………………………………………………… Quốc tịch: ………..

- Nghề nghiệp: …………………………………...Nơi làm việc …………………………

- Số thẻ bảo hiểm y tế: ……………………………………………………………………

- Thời hạn sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế đến ngày…...tháng…...Năm…………..

Hết thời hạn: □              Không xác định được thời hạn: □

- Đã được khám bệnh, điều trị:

+ Tại:…… (Tuyến.................................................. ) từ ngày............... tháng.............. năm 202…. đến ngày…..tháng……năm 202....

+ Tại:……(Tuyến................................................ ) từ ngày….. tháng….năm 202…...đến ngày….. tháng…..năm 202...

TÓM TẮT BỆNH ÁN

- Dấu hiệu lâm sàng: ………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………..

- Kết quả xét nghiệm, cận lâm sàng: …………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………

- Chẩn đoán: ………………………………………………………………………………………..

- Phương pháp, thủ thuật, kỹ thuật, thuốc đã sử dụng trong điều trị: ……………………………...

- Tình trạng người bệnh lúc chuyển tuyến: ………………………………………………………..

- Lí do chuyển tuyến: Khoanh tròn vào mục 1 hoặc 2 lý do chuyển tuyến. Trường hợp chọn mục 1, đánh dấu (X) vào ô tương ứng.

(1) Đủ điều kiện chuyển tuyến:

a) Phù hợp với quy định chuyển tuyến(*): □

b) Không phù hợp với khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. □

(2) Theo yêu cầu của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh.

- Hướng điều trị:

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

- Chuyển tuyến hồi:........... giờ......... phút, ngày .... tháng............ năm 202.........................

- Phương tiện vận chuyển: ………………………………………………………………………..

- Họ tên, chức danh, trình độ chuyên môn của người hộ tống (nếu có): …………………….

BÁC SĨ, Y SỸ KHÁM, ĐIỀU TRỊ

(Ký và ghi rõ họ tên)

Ngày.... tháng.... năm 202...

NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN CHUYỂN TUYẾN
(Ký tên, đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh)

Trong giấy chuyển viện sẽ có các thông tin cơ bản của bệnh nhân, Tóm tắt bệnh án của bệnh nhân, Lý do chuyển tuyến (có thể theo quy định pháp luật hoặc theo yêu cầu của bệnh nhân/người đại diện hợp pháp của bệnh nhân). Người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh hoặc người được ủy quyền sẽ là người ký giấy chuyển tuyến cho bệnh nhân.

Như vậy, Có thể thấy hiện nay mẫu giấy chuyển tuyến mới nhất chính là Mẫu giấy chuyển tuyến theo Nghị định 75/2023/NĐ-CP nêu trên.

Mẫu giấy chuyển tuyến BHYT dùng trong trường hợp nào?

Mẫu giấy chuyển tuyến dùng trong trường hợp nào?

Theo Thông tư 43/2013/TT-BYT, hệ thống khám chữa bệnh bao gồm có 4 tuyến đó là:

- Tuyến 1: tuyến Trung ương

- Tuyến 2: tuyến tỉnh, TP thuộc Trung ương;

- Tuyến 3: tuyến quận, huyện, thị trấn;

- Tuyến 4: tuyến xã, phường, thành phố thuộc tỉnh.

Khi xét thấy cần phải chuyển tuyến thì người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh sẽ ký giấy chuyển tuyến và bàn giao cho người bệnh để họ làm thủ tục ở tuyến được chuyển đến. Trong đó, Các điều kiện được chuyển tuyến được quy định như sau:

- Điều kiện để chuyển lên tuyến cao hơn:

+ Cơ sở khám chữa bệnh không có đủ năng lực chẩn đoán, điều trị, danh mục thiết bị cần thiết đáp ứng tình trạng bệnh của bệnh nhân;

+ Căn cứ vào danh mục kỹ thuật được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, nếu cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn;

+ Bệnh nhân phải được hổi chuẩn và có chỉ định chuyển tuyến (trừ khám ở các  cơ sở tuyến 4)

- Điều kiện chuyển từ tuyến trên xuống tuyến dưới: bệnh nhân đã được chẩn đoán, được điều trị qua giai đoạn cấp cứu, tình trạng bệnh đã thuyên giảm, có thể tiếp tục điều trị ở tuyến dưới, không cần thiết ở tuyến cao.

- Điều kiện chuyển cơ sở cùng tuyến:

+ Không có hoặc Do điều kiện khách quan mà cơ sở không có danh mục kỹ thuật để chẩn đoán và điều trị;

+ Bệnh phù hợp với danh mục kỹ thuật của nơi khám chữa bệnh cùng tuyến dự kiến chuyển đến.

Theo điều 12 Thông tư 40/2015/TT-BYT thì giấy chuyển viện sẽ được sử dụng như sau:

- Trường hợp chuyển đến nơi khám chữa bệnh khác thì dùng Giấy chuyển tuyến của nơi trực tiếp chuyển bệnh nhân đi;

- Trường hợp người bệnh đang ở nơi khám chữa bệnh không phải nơi KCB ban đầu và được chuyển tuyến thì dùng Giấy chuyển tuyến của nơi trực tiếp chuyển bệnh nhân đi;

- Người bệnh có BHYT mắc các bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp được sử dụng Giấy chuyển tuyến quy định tại Phụ lục số 01 Thông tư 40/2015/TT-BYT như bệnh lao, phong, HIV, ung thư, xuất huyết não……. thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết 31/12 năm dương lịch đó.

Trường hợp đến hết 31/12 của năm đó mà bệnh nhân vẫn đang điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì Giấy chuyển tuyến BHYT có giá trị đến hết đợt điều trị nội trú đó.

Trên đây là những trường hợp sử dụng đến Giấy chuyển tuyến. Để đảm bảo không quá tải cho các bệnh viện tuyến trên thì nhà nước cũng khuyến khích người dân khám chữa bệnh đúng tuyến và chuyển tuyến theo chỉ định.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho các bạn về "Mẫu giấy chuyển tuyến BHYT mới nhất". Nếu cần hỗ trợ thêm hoặc còn thắc mắc nào về vấn đề này các bạn có thể liên hệ đến hotline: 1900.6199 để được giúp đỡ.

Có thể bạn quan tâm

X