Hợp đồng lao động bán thời gian được sử dụng khá phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu thế nào là hợp đồng lao động bán thời gian cũng như nắm bắt được những quy định liên quan. Hãy cùng tham khảo bài viết sau.
Thế nào là hợp đồng lao động bán thời gian?
Theo Điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, hợp đồng lao động là việc thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, về tiền công tiền lương, các điều kiện trong quá trình lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên.
Bộ luật Lao động 2019 chỉ quy định thời gian làm việc bình thường là không quá 8h/ngày và không quá 48 tiếng một tuần. Chứ không quy định thời gian tối thiểu để thiết lập quan hệ lao động và ký hợp đồng lao động.
Hơn nữa Điều 32 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về làm việc không trọn thời gian. Đây là trường hợp người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần, theo tháng. Nên có thể hiểu những người làm việc bán thời gian là những người làm việc không trọn thời gian theo quy định của Bộ luật Lao động.
Vì vậy, khi phát sinh quan hệ lao động thì sẽ phải ký hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động bán thời gian hay hợp đồng lao động toàn thời gian cơ bản chỉ khác nhau về thời gian làm việc, còn các nội dung khác cơ bản là giống nhau và gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Thông tin (tên, địa chỉ, chức danh) của người giao kết hợp đồng lao động;
- Thông tin (tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, thông tin CCCD/hộ chiếu) của người lao động;
- Thời gian hợp đồng;
- Công việc, địa điểm làm việc, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi;
- Mức lương, thời gian và hình thức trả lương;
- Các vấn đề về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội cho người lao động;
- Các quyền và nghĩa vụ của các bên.
Mẫu hợp đồng lao động bán thời gian (năm 2024)
Như đã phân tích ở trên, Hợp đồng lao động bán thời gian cũng giống như các hợp đồng lao động khác và thường sẽ có đủ các nội dung chủ yếu quy định tại Điều 21 Bộ luật Lao động 2019. Điều phân biệt để biết đâu là hợp đồng lao động bán thời gian thì chúng ta nhìn vào thời gian làm việc. Dưới đây là mẫu hợp đồng lao động bán thời gian mới nhất năm 2024:
TÊN NGƯỜI SỬ DỤNG
Số: …… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…….., ngày tháng năm 20….. |
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
- Căn cứ Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019;
- Căn cứ Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020;
- Căn cứ nhu cầu và thỏa thuận tự nguyện của hai bên;
Hôm nay, ngày……….tại địa chỉ…………….., chúng tôi gồm:
BÊN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG (Bên A) : ………………..
Người đại diện | : | ……………….. |
|
|
Chức vụ | : | ……………….. |
|
|
Địa chỉ | : | ……………….. | ||
Mã số thuế | : | ……………….. |
|
|
BÊN NGƯỜI LAO ĐỘNG (Bên B): ………………..
Ông/ Bà | : | ………….. |
|
Ngày sinh | : | ………….. | Giới tính: ………….. |
Số CMND/CCCD | : | ………….. | Ngày cấp: ………….. |
Nơi cấp: | : | ………….. | |
Địa chỉ | : | ………….. | |
Điện thoại | : | ………….. |
Hai Bên đồng nhất ký kết Hợp đồng Lao động (Hợp đồng) theo các điều khoản và điều kiện cụ thể như sau :
Điều 1. Công việc và nơi làm việc
1.1. Địa điểm làm việc: ........................................
1.2. Chức danh công việc: ....................................
1.3. Các công việc phải làm: ................................
Điều 2. Thời hạn của hợp đồng: …………………..
Điều 3. Tiền lương, hình thức, thời hạn trả lương
3.1. Mức lương: ……………..
3.2. Hình thức, thời hạn trả lương, phụ cấp lương khác:……………..
3.3. Chế độ nâng ngạch, nâng bậc, nâng lương : ……………………..
3.4. Thuế Thu nhập cá nhân: Theo quy định của pháp luật hiện hành
Điều 4. Thời giờ làm việc
4.1. Thời gian làm việc: ……………..
4.2. Ngày nghỉ hàng tuần: ……………
4.3. Chế độ nghỉ lễ, tết, hàng năm: ………………….
Điều 5. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế (BHXH, BHYT, BHTN): Mức đóng sẽ điều chỉnh theo quy định của Công ty và Pháp luật tại từng thời điểm.
Điều 6. Đào tạo, nâng cao bồi dưỡng nghề nghiệp (nếu có)
………………………………………………………………….
Điều 7. Quyền, nghĩa vụ của Bên A
7.1. Quyền của Bên A
1. Điều hành Bên B hoàn thành công việc theo Hợp đồng (bố trí, điều chuyển, tạm ngừng việc, giám sát lao động...) theo quy định của pháp luật.
2. Khen thưởng, xử lý kỷ luật, bổ nhiệm, nhiễm nhiệm, điều chuyển Người lao động theo quy định của pháp luật, Nội quy lao động và các văn bản nội bộ khác.
3. Các quyền khác theo quy định của Công ty và quy định của pháp luật.
7.2. Nghĩa vụ của Bên A
1. Thực hiện đầy đủ những điều kiện cần thiết đã cam kết trong Hợp đồng Lao động để Bên B làm việc đạt hiệu quả;
2. Đảm bảo việc làm cho Bên B theo Hợp đồng Lao động đã ký;
3. Thanh toán đầy đủ, kịp thời và dứt điểm các chế độ và quyền lợi của Bên B đã cam kết trong Hợp đồng Lao động.
4. Các nghĩa vụ khác theo quy định của Công ty và quy định của pháp luật.
Điều 8. Quyền, nghĩa vụ của Bên B
8.1. Quyền của Bên B
1. Được hưởng tiền lương/tiền công theo Điều 3 của Hợp đồng này;
2. Được hưởng các chế độ và phúc lợi khác theo quy định tại Hợp đồng, Thỏa ước lao động tập thể của công ty;
3. Được cấp phát những dụng cụ làm việc, trang thiết bị bảo hộ lao động theo theo yêu cầu công việc được giao (nếu có).
4. Được hưởng các chế độ ngừng việc, trợ cấp thôi việc, bồi thường theo quy định của pháp luật lao động.
5. Các quyền khác theo quy định pháp luật.
8.2. Nghĩa vụ của Bên B
1. Trong công việc, chịu sự điều hành trực tiếp của Ban Lãnh đạo Công ty;
2. Hoàn thành những công việc đã cam kết trong Hợp đồng lao động;
3. Chấp hành nghiêm túc nội quy, quy chế, kỷ luật lao động;
4. Các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.
Điều 9. Đơn phương chấm dứt hợp đồng
1. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động:
- .....................................;
2. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động:
- .....................................;
Điều 10. Điều khoản chung
10.1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký.
10.2. Trong trường hợp xảy ra bất đồng hoặc tranh chấp phát sinh giữa Các Bên trước hết sẽ được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải trên tinh thần tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau. Trong trường hợp không giải quyết được thông qua thương lượng hòa giải thì tranh chấp sẽ được đưa ra giải quyết tại tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam.
10.3. Các nội dung không được quy định tại Hợp đồng này sẽ được hai bên áp dụng các quy định tại Bộ Luật lao động hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành.
10.4. Nếu có bất kỳ nội dung nào của Hợp đồng này bị vô hiệu theo quy định của pháp luật thì không làm mất đi hiệu lực của các nội dung còn lại trong Hợp đồng này.
10.5. Hợp đồng Lao động được lập thành 02 (hai) bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 1 bản.
BÊN B | BÊN A |
Hợp đồng lao động bán thời gian có đóng BHXH không?
Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định các trường hợp phải tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó có:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời gian;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời gian từ 01 - 03 tháng.
Bên cạnh đó, như đã nói ở trên, theo Điều 32 Bộ luật Lao động 2019, có thể hiểu người lao động bán thời gian là người lao động làm việc không trọn thời gian và đối tượng này cũng có những quyền lợi như người lao động làm việc trọn thời gian trong đó có quyền tham gia bảo hiểm xã hội.
Như vậy, người làm việc bán thời gian có ký kết hợp đồng lao động và có thời gian làm việc từ 01 tháng trở lên thì người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Rất nhiều trường hợp, người lao động làm việc bán thời gian không được ký hợp đồng lao động hoặc ký các dạng văn bản thỏa thuận làm việc khác mà không có tên là hợp đồng lao động dẫn đến việc không được tham gia bảo hiểm xã hội.
Vì vậy, trường hợp người lao động bán thời gian từ 01 tháng trở lên, trên thực tế đáp ứng đủ các điều kiện của quan hệ lao động thì vẫn được quyền yêu cầu ký hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội.
Trên đây là định nghĩa thế nào là hợp đồng lao động bán thời gian và một số vấn đề liên quan đến lao động bán thời gian. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, các bạn vui lòng liên hệ tổng đài: 19006192 để được giúp đỡ.