hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 07/03/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Một vụ án dân sự được hoãn mấy lần? [Cập nhật]

Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nếu thuộc một trong những trường hợp luật định Thẩm phán giải quyết sẽ cho hoãn phiên tòa. Vậy một vụ án dân sự được hoãn mấy lần? Cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới.

Mục lục bài viết
  • Vụ án dân sự được hoãn mấy lần?
  • 1.1. Đối với phiên tòa dân sự sơ thẩm
  • 1.2. Đối với phiên tòa dân sự phúc thẩm
  • 1.3. Đối với phiên tòa có yếu tố nước ngoài
  • Thời hạn hoãn phiên tòa là bao lâu?
Câu hỏi: Chào Luật sư! Tôi đang là nguyên đơn trong một vụ án dân sự. Tại lần mở phiên tòa xét xử đầu tiên, phía bị đơn vắng mặt, Thẩm phán chủ tọa đã ra Quyết định hoãn phiên tòa. Luật sư cho tôi hỏi: Theo quy định hiện nay thì một vụ án dân sự được hoãn mấy lần?

Vụ án dân sự được hoãn mấy lần?

Vụ án dân sự được hoãn mấy lần?

Vụ án dân sự được hoãn mấy lần?

1.1. Đối với phiên tòa dân sự sơ thẩm

Căn cứ Điều 233 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Một là: Thay đổi một trong các thành phần của Hội đồng xét xử như: Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;

Hai là: Thay đổi Kiểm sát viên;

Ba là: Thay đổi người giám định, người phiên dịch;

Lưu ý: Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án sẽ bị thay đổi nếu:

- Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.

- Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó.

 - Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Ví dụ: Họ có mối quan hệ tình cảm, hoặc phụ thuộc về kinh tế lẫn nhau,...

Bốn là: Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất nhưng đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt;

Năm là: Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai nếu vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt;

Sáu là: Người làm chứng vắng mặt và sự vắng mặt của người này gây khó khăn, ảnh hưởng đến việc giải quyết khách quan, toàn diện vụ án;

Bảy là: Người giám định vắng mặt;

 Tám là: Người phiên dịch vắng mặt mà không có người khác thay thế;

Chín là: Có người đề nghị hoãn phiên tòa khi người tham gia tố tụng vắng mặt mà không thuộc trường hợp được hoãn nêu trên thì Hội đồng xét xử có thể xem xét chấp nhận hoặc không chấp nhận. Nếu không chấp nhận thì phải nêu rõ lý do vì sao.

1.2. Đối với phiên tòa dân sự phúc thẩm

Đối với phiên tòa dân sự phúc thẩm, tại Điều 296 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, phiên tòa phúc thẩm sẽ được hoãn trong các trường hợp sau:

- Kiểm sát viên được phân công tham gia phiên tòa phúc thẩm vắng mặt trong trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị phúc thẩm;

- Người kháng cáo, người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ được Tòa án triệu tập lần thứ nhất mà vắng mặt;

- Người kháng cáo vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.

1.3. Đối với phiên tòa có yếu tố nước ngoài

Theo khoản 3 Điều 477 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, phiên tòa dân sự có yếu tố nước sẽ được hoãn trong các trường hợp sau:

- Đương sự ở nước ngoài đề nghị hoãn phiên tòa lần thứ nhất;

- Đương sự ở nước ngoài vắng mặt tại phiên tòa lần thứ nhất trừ trường hợp có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;

- Tòa án không nhận được văn bản thông báo về kết quả tống đạt cũng như lời khai, tài liệu, chứng cứ của đương sự ở nước ngoài và đến ngày mở phiên tòa, đương sự ở nước ngoài không có mặt, không có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt họ.

Tóm lại, theo quy định nêu trên, phiên tòa dân sự sơ thẩm có thể được hoãn 09 lần, phiên tòa dân sự phúc thẩm có thể hoãn 03 lần và phiên tòa dân sự có yếu tố nước ngoài có thể được hoãn 03 lần.

Thời hạn hoãn phiên tòa là bao lâu?

Khoản 1 Điều 233 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về thời hạn hoãn phiên như sau:

+ Đối với phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm: Thời hạn hoãn phiên tòa không được quá 01 tháng, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa. 

+ Đối với phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn: Thời hạn hoãn phiên tòa không quá 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.

 Nội dung của Quyết định hoãn phiên tòa

Nội dung của Quyết định hoãn phiên tòa

Nội dung của Quyết định hoãn phiên tòa

Khoản 2 Điều 233 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về nội dung của Quyết định hoãn phiên tòa như sau:

- Ngày, tháng, năm ra quyết định;

- Tên Tòa án và họ, tên những người tiến hành tố tụng;

- Vụ án được đưa ra xét xử;

- Lý do của việc hoãn phiên tòa;

- Thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa.

Về thẩm quyền ban hành Quyết định hoãn phiên tòa: Chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký tên và thông báo công khai tại phiên tòa. Trường hợp có đương sự vắng mặt thì Tòa án gửi ngay cho họ quyết định đó, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.

Nếu Tòa án không thể mở lại phiên tòa đúng thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa ghi trong quyết định hoãn phiên tòa thì Tòa án phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng về thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa.

Trên đây là nội dung tư vấn về Vụ án dân sự được hoãn mấy lần. 

Bài viết vẫn chưa giải quyết hết thắc mắc của bạn? Đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số  19006192 để hỗ trợ, giải đáp

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X